Tại Việt Nam, người ta thường gọi chung thuật ngữ Ram Muay và Wai Kru, thế nhưng sự thật rằng đây là danh từ khác biệt hoàn toàn.
Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Tinh thần và văn hóa (P5)
Loài rắn trong văn hóa và võ thuật
Ram Muay là điệu nhảy chào sân của các võ sĩ Muay Thái trước khi bước vào trận đấu, còn Wai Kru là nghi thức bái tổ. Tuy vậy, hiện nay khi xem tường thuật các trận đấu, chúng ta sẽ nghe chung chung là “Các võ sĩ đang thực hiện Wai Kru”.
Các bài múa Ram Muay đã có từ rất lâu đời, và được sử dụng như một cách để các võ sĩ gơi nhớ lại những hỉnh ảnh gắn liền với dân tộc Thái Lan như thợ săn, con gà trống, chiến binh… được tin là có khả năng truyền sức mạnh cho các võ sĩ thông qua những hình ảnh được thể hiện.
Nghi thức Ram Muay thực chất còn có những ý nghĩa nằm ngoài vấn đề tâm linh, thực tế hơn, ví dụ như để khởi động trước trận đấu, kéo dãn các cơ bắp và để làm quen với nền võ đài. Qua một quá trình phát triển lâu dài, nghi thức này cũng đã bị biến đổi nhiều và những gì chúng ta thấy ngày nay không hẳn là giống hoàn toàn với Muay Thái truyền thống. Các động tác Ram Muay đã được biến đổi để có thể khởi động và kéo dãn tốt hơn các cơ và nhóm cơ, nhằm phục vụ cho thao tác khởi động trước trận đấu.
Nhiều tài liệu cổ còn chỉ ra rằng trong Muay Thái cổ, đôi khi Ram Muay đôi khi được dùng ngay trong trận đấu, trong những khoảng thời gian an toàn và thích hợp, như một cách để tập trung suy nghĩ và tinh thần trong thi đấu.
Nếu như phải lựa chọn một yếu tố làm đại diện văn hóa cho một môn võ, thì chắc chắn đối với Muay Thái, đó là là Ram Muay.
Video clip: Một bài Ram Muay cổ
[jwplayer player=”1″ mediaid=”94353″]
Phạm Vũ