Độc giả “Tam Quốc diễn nghĩa” biết đến Quan Vũ là danh tướng lẫy lừng của Thục Hán, song sử liệu Trung Quốc cho thấy tiểu thuyết đã không thể hiện đúng năng lực thực tế của ông.
Ai mới thực sự là người đả bại Quan Vân Trường?
Lưu Bị “mượn tay” Tôn Quyền để triệt hạ Quan Vũ?
Chém Nhan Lương giữa vạn quân
Sức chiến đấu mạnh mẽ của Quan Vân Trường là điều đã được cả lịch sử và tín ngưỡng Trung Quốc ghi nhận. Tuy vậy, năng lực thực của ông trong lịch sử có khác biệt rất lớn so với những thông tin được chuyển tải trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của tác giả triều Minh La Quán Trung.
“Tam Quốc diễn nghĩa” hồi 25 có đoạn tả Quan Vũ chém Nhan Lương – “Quan Công nhảy lên ngựa, cầm Thanh Long Đao phi xuống núi, xông thẳng vào thế trận của địch. Quân Hà Bắc bị rẽ đôi như sóng nước. Quan Công xông thẳng vào Nhan Lương.
Nhan Lương thấy Quan Công lao tới, đang định cất tiếng hỏi thì ngựa Xích Thố đã tới trước mắt. Nhan Lương không kịp trở tay, bị Vân Trường vung đao đâm ngã xuống ngựa, cắt lấy thủ cấp treo lên cương ngựa. Quan Công thu đao rút về, như vào chỗ không người”.
Màn Quan Vũ trảm Nhan Lương trong “Tam Quốc diễn nghĩa” được đánh giá là giống như một trận “lôi đài tỷ võ dân gian” hơn là một trận chiến. Các tướng chủ yếu so tài võ nghệ, đao pháp, thương pháp, thậm chí là dùng chiêu “xa luân chiến” để đánh Nhan Lương.
Phía quân Tào Tháo lần lượt cử ra Tống Hiến và Ngụy Tục – các cựu tướng của Lữ Bố. Hiến và Tục bị Lương diệt xong, lại đến Từ Hoảng. Từ Hoảng là dũng tướng, mà cũng chỉ đánh với Nhan Lương 20 hiệp đã thua chạy. Cuối cùng mới đến Quan Vân Trường ra trận “tỏa sáng”, một đao chém bay đầu Lương.
Sức mạnh thực của Quan Vũ?
Cả trận Bạch Mã giữa hai quân Tào Tháo – Viên Thiệu trong “Tam Quốc diễn nghĩa” được mô tả thành các trận đơn đấu của chư tướng, chứ không thể hiện được sắc thái quân sự. Trong khi đó, “Tam Quốc Chí – Thục thư – Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện” của sử gia Trần Thọ cũng ghi lại sự kiện Quan Công chém Nhan Lương.
“(Quan) Vũ thấy (Nhan) Lương, bèn thúc ngựa đâm Lương giữa vạn quân, chém đầu Lương. Chư tướng của (Viên) Thiệu không thể ngăn cản, để Vũ phá vây Bạch Mã. Tào Công (Tào Tháo) lập tức phong Vũ làm Hán Thọ Đình Hầu”.
Trên thực tế, trận Bạch Mã giữa lực lượng Tào Tháo và Viên Thiệu hoàn toàn không đơn giản là mô hình đơn đả độc đấu – tướng chọi tướng – như tiểu thuyết mô tả, mà là cuộc tác chiến quân đội quy mô lớn. Nhân vật Nhan Lương trong lịch sử không xuất hiện trong vai trò một “võ lâm cao thủ”, mà là một tướng chỉ huy quân sự. Dù sử sách Trung Quốc có ghi chép rằng Nhan Lương “kiêu dũng”, song nhiệm vụ của Lương càng thiên về chỉ huy tập kích, bày binh bố trận, vây thành và công thành.
Chiến dịch Bạch Mã là một cuộc chiến theo mô hình tập kích – chi viện, cuối cùng diễn biến thành cuộc đối đầu trực diện giữa 2 phe. Tình thế đương thời vốn không cho phép Tào Tháo năm lần bảy lượt cử các đại tướng ra thách đấu với Nhan Lương, mà bản thân Lương cũng không hao phí thời gian chỉ để… khoe khoang võ nghệ.
Về phía quân Tào, Quan Vũ là một trong những quan chỉ huy của quân chi viện, mục tiêu rõ ràng không phải tham chiến để tỷ võ cùng Nhan Lương, mà là đột phá phòng tuyến quân sự do Lương chỉ huy. Dựa trên ghi chép của Trần Thọ trong “Tam Quốc Chí” có thể thấy, Quan Vũ đã nhìn thấy tư lệnh Nhan Lương trong cuộc hỗn chiến và quyết đoán đưa ra quyết định tấn công “sở chỉ huy” của địch. Vì vậy mới có màn Quan Công đơn thương độc mã xông vào trận địch. Trong quá trình này, nhiệm vụ “chuyên môn” của Quan Vân Trường vô cùng phức tạp.
Video clip: Quan Vũ (Chân Tử Đan thủ vai) lấy đầu giặc “như lấy đồ trong túi áo”:
[jwplayer player=”1″ mediaid=”63926″]
Dù Trần Thọ không tả kỹ tình hình lúc đó, nhưng bên cạnh việc cần vượt qua nhiều lớp phòng ngự của trọng bình, Quan Vũ còn phải tự bảo vệ bản thân trước đội cung nỏ binh của phe Viên Thiệu. Điểm vượt trội của Quan Công là chỉ dựa vào năng lực chiến đấu cá thể, trong điều kiện không có “hỏa pháo” yểm trợ, thậm chí không có cả quân nghi binh, ông không chỉ lọt vào tận “sở chỉ huy” địch, mà còn chém được quan chỉ huy Nhận Lương.
Ngoài ra, ngựa của Quan Vân Trường vào thời điểm đó không phải Xích Thố, bởi theo sử liệu để lại, Xích Thố đã chết từ trước đó rất lâu. Quân đội của Nhan Lương chắc chắn cũng không yếu kém trong lĩnh vực phòng ngự. Khi Quan Vũ phát động tấn công nhằm vào họ, tiền tuyến sẽ gửi về cảnh báo cho Nhan Lương.
Như vậy, có thể thấy rõ bối cảnh cuộc đột kích của Quan Vũ: đối phương có “vạn quân”, tác chiến hợp lý và luôn ở vào thế thượng phong cho tới thời điểm đó, đủ thấy màn độc diễn của Quan Công xứng đáng là “tuyệt phẩm”.
Từ điểm này có thể xác định, năng lực chiến đấu thực tế của Quan Vũ trong lịch sử còn “nguy hiểm” hơn những gì tiểu thuyết mô tả. Việc Tào Tháo lập tức phong Hầu cho Quan Vũ, do đó cũng không có gì khó hiểu.
Kỳ thực, trong lịch sử Tam Quốc, những sự kiện như trên cực hiếm xuất hiện. Hệ thống phòng ngự của các lực lượng quân đội tất nhiên không phải để “làm cảnh”, và nếu không phải là Quan Công trong tình huống đó mà là một viên tướng khác, thì chắc hẳn đã vong mạng dưới loạn tiễn ngay từ đầu. Việc Quan Công đơn thương độc mã đột phá vòng vây chém Nhan Lương có thể coi là kỳ tích anh hùng, gần như không có khả năng tái hiện.
Có thể bạn quan tâm: Video clip ngôi sao Chân Tử Đan đóng vai Quan Vân Trường
[jwplayer player=”1″ mediaid=”63913″]
Theo Trí Thức Trẻ