Các lính thủy đánh bộ SEAL thường phải đương đầu với các tình huống gây nguy hiểm đến tính mạng. Để thành công, họ phải học cách khắc chế nỗi sợ. Những người lính SEAL luôn tuân theo quy tắc Big Four trong quá trình tập luyện.
5 vũ khí của người Nhật khiến thế giới “ám ảnh”
Lê Văn Linh: Vị tướng tài ba đuổi cọp bằng thư
Lập ra mục tiêu
Khi trong tình huống gây stress, con người dễ bị các cảm xúc tự nhiên lấn át, ví dụ như cảm xúc không vững, nỗi sợ hãi, v.v… Các lính SEAL lúc ấy thường nghĩ về bạn bè, gia đình, người thân, tâm linh, và những điều quan trọng đối với họ trong cuộc sống. Họ muốn nghĩ về mặt tích cực hơn để làm cân bằng những cảm xúc tiêu cực đang xâm chiếm.
Chuẩn bị tinh thần
Chuẩn bị tinh thần giống như hình dung sự việc xảy ra trong đầu để khi sự việc đó xảy ra ngoài đời thực, chúng ta có thể chống lại nó tốt hơn. Ví dụ như kình ngư Michael Phelps, trước khi anh thực sự thi đấu, anh thường dành hàng ngày hàng giờ để tập cách chỉnh kính bơi, cách bước đi trên cầu nhảy xuất phát, cách nhảy, cách điển khiển sải tay, v.v… để lúc thi đấu thật xảy ra, mọi việc sẽ giống như anh dự tính.
Ít ai biết được rằng trong lúc thi đấu Olympic 2016, kính của anh đã bị vào nước. Tuy nhiên Phelps đã dự tính trước tình huống này và tiếp tục nhắm mắt để bơi, anh biết rõ mình sẽ quạt sải tay bao nhiêu lần để đến được hồ và anh đã giành huy chương vàng, nhanh hơn người đứng hạn nhì Laszlo Cseh chỉ 0,66 giây.
Như vậy, việc chuẩn bị tinh thần trước mỗi tình huống khó khăn có thể giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ một cách dễ dàng hơn.
Tự nói chuyện với bản thân
Một người trung bình có thể nói 400 từ mỗi phút với bản thân. Và việc chọn lựa câu từ để nói ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc. Theo nghiên cứu, những lời nói mang tính tích cực có thể chiến thắng các phản ứng và cảm xúc vô thức từ hạch hạnh nhân, giúp chúng ta đánh giá tình huống và chiến thắng nỗi sợ một cách hiệu quả.
Kiểm soát nhịp thở
Đây là một bài tập quan trọng không kém việc tập thể dục. Khi gặp sợ hãi, chúng ta thường thở rất gấp vì não ra tín hiệu cần nhiều oxy lên để sẵn sàng đối phó với tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chúng ta thở chậm lại, não sẽ được thư giãn và từ đó chúng ta có thể nhận thức tình huống tốt hơn.
Tuy các kỹ thuật trên có thể không hiệu quả nếu áp dụng một cách rời rạc, nhưng chắc chắn khi biết kết hợp chúng lại với nhau, chúng ta hoàn toàn chiến thắng được bất kỳ nỗi sợ nào.