Tại sao ngạnh công không còn phổ biến trong võ thuật hiện đại?

Có một số định nghĩa ngạnh công là luyện nội công cứng, quen thuộc nhất là những bài tập công phá, luyện tay chân cứng như sắt thép. Quá trình luyện tập khá gian khổ mới có` thể đạt đến trình độ cao. Hiện nay lại hiếm thấy nhiều người theo con đường ngạnh công. Tại sao lại như vậy?.

Cung Lê “cân” hai võ sĩ trong một trận đấu
“Rợn tóc gáy” với những cú xoay người đạp tống của Cung Le

Con người hiện đại cần gì ở võ thuật?

chokedefense

Vấn đề đầu tiên là như cầu từ người luyện võ. Ngày nay nhiều người có xu hướng luyện võ để tự vệ chứ không cần sự bóng bẩy hay biểu diễn. Mặc dù các bài ngạnh công vẫn còn phổ biến như công phá miếng gỗ ván ép trong Karate hay Taekwondo, trong Boxing vẫn có bài luyện cho nắm đấm cứng chắc bằng nhấn nắm đấm vào xô gạo. Tuy nhiên những bài luyện yết hầu hay thiết đầu công lại không còn phổ biến vì tính thực dụng của chúng và mức độ nguy hiểm khi luyện tập khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán.

Yêu cầu phát triển thể chất

Evan Ciangiulli, 4, completes a warmup that teaches him the right way to lift weights.

Ở Trung Hoa, có nhiều đứa trẻ bắt đầu luyện ngạnh công ngay từ nhỏ, bắt đầu lấy gạch đập đầu tư khi còn bé. Theo khoa học, điều này sẽ ảnh hưởng đến qua trình phát triển trí tuệ của trẻ em. Ngay cả các bậc phụ huynh cũng không hề muốn con cái mình luyện tập như vậy.

Không còn là thời người đánh người bằng gậy 

concealed-weapon-gun-840x440

 

Nhiều ý kiến cho rằng ngay xưa khi luật pháp còn lỏng lẻo nhiều người thường bị đạo tặc tấn công bất ngờ, hãy tưởng tượng bạn bị bất ngờ bị đánh từ phía sau thì bạn sẽ bất tỉnh hay chỉ cảm thấy đau? Có thể đây là nguyên nhân người luyện võ thời xưa luyện thiết đầu công. Còn thời hiện đại ngày nay khi kim khí và hàng nóng trở nên khá phổ biến, liệu các phương pháp ngạnh công đó có chịu nổi “kẹo đồng”?

https://www.youtube.com/watch?v=zJeO23uOLoM&feature=youtu.be

Nguyễn Thái