Chùa Thiếu Lâm nổi tiếng với mối liên hệ giữa Phật giáo và võ thuật. Đây là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa và nơi đào tạo những bậc thầy võ thuật.
Thiếu Lâm tự quyền pháp: Shorinji Kempo
Vén màn bí mật võ thuật Thiếu Lâm
Võ thuật Trung Hoa (còn được biết đến với cái tên kungfu) khởi nguồn từ nền văn hóa cổ xưa của Trung Quốc và bắt nguồn từ Đạo Gia. Do đó, võ thuật có liên quan đến tu luyện. Ngoài việc nâng cao đạo đức cũng như kỹ thuật và thủ pháp, võ thuật còn có tác dụng tăng cường sức khỏe và dưỡng sinh, có chức năng phòng vệ và ngăn chặn bạo lực. Chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc là cái nôi của môn võ kungfu. Ngày nay, nó trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.
Kungfu Thiếu Lâm lấy động tác cơ thể làm nòng cốt. Một chiêu thức bao gồm nhiều động tác và được xây dựng, phát triển trên cơ sở lý luận y học cổ truyền Trung Hoa, phù hợp với quy luật vận động của cơ thể con người.
Matuzak, một phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc và đam mê võ Thiếu Lâm, đang thực hiện bộ phim tài liệu The New Master về môn võ Thiếu Lâm truyền thống. Anh cho rằng, người học võ cần sự kiên trì, trực giác và quyết tâm khi luyện tập.
Xung quanh Thiếu Lâm tự, người ta mở nhiều trường học võ với quy mô lớn. Trong đó, trường lớn nhất, Tagou Wushu Thiếu Lâm tự, có hơn 35.000 võ sinh. Học viên có thể lựa chọn các khóa học ngắn hạn và bộ môn võ theo nguyện vọng.
Các võ sư Trung Quốc rất hạn chế số học viên. Trẻ em từ nhiều vùng nông thôn học võ với hy vọng họ sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn và có thể kiếm việc làm dựa vào khả năng võ thuật.
Nhiều tài liệu khảo cứu cho rằng, Thái cực quyền (Tai Chi Chuan) và Thiếu Lâm quyền có cùng nguồn gốc và ảnh hưởng lẫn nhau. Môn võ Thái cực quyền ngày nay bắt nguồn từ làng Chen (Trần Gia Câu), thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nếu đi dạo quanh làng, bạn có thể bắt gặp người dân tập Thái cực quyền ở mọi nơi.