Uy lực khủng khiếp của thanh gươm Samurai so với kiếm Tây

Thanh gươm Samurai là biểu tượng của tinh thần thượng võ của người Nhật. Nhưng đằng sau nó vẫn còn muôn vàn những điều bí ẩn!

Những sự thật bí ẩn của chiến binh Samurai
Bật mí những chuyện “gây sốc” về chiến binh Samurai thời xưa

Samurai là chiến binh như thế nào?

Samurai được nhiều người biết đến như những kiếm sĩ huyền thoại của Nhật Bản trong các bộ phim võ thuật. Samurai đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Nhật Bản 1.500 năm qua. Thật ra Samurai đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng họ được biết đến nhiều nhất trong vai trò là những chiến binh.

Vật dung tranh bị cho một Samurai.
Vật dung tranh bị cho một Samurai.

Có 4 yếu tố để làm nên một Samurai:

– Samurai là một chiến binh được đào tạo và có kĩ năng chiến đấu tốt.

– Samurai phục vụ daimyo (lãnh chúa) hay chủ tướng, với lòng trung thành tuyệt đối, thậm chí cho đến chết. Trong tiếng nhật Samurai từ có nghĩa là, “những người phục vụ.”

– Samurai là tầng lớp ưu tú, được coi là ở đẳng cấp cao hơn công dân thường và binh lính thông thường.

– Samurai có cuộc sống tuân theo tinh thần Bushido (võ sĩ đạo), một hệ thống luân lý đề cao sự danh dự.

Hình ảnh Samurai cổ xưa.
Hình ảnh Samurai cổ xưa.

Trải qua chiến trận, các chiến sĩ Samurai ngày càng trở nên tinh thông bộ binh và kỵ binh, quyền thuật và thương thuật. Họ chỉ dùng gươm khi đánh giáp lá cà và để lấy thủ cấp của đối phương chiến bại. Nhưng vào cuối thế kỉ XIII, những trận đánh với quân Mông Cổ đã khiến các Samurai phải thay đổi chiến pháp. Họ bắt đầu sử dụng gươm nhiều nhiều hơn, cũng như tận dụng các mũi nhọn và lưỡi gươm một cách hiệu quả nhất. Các Samurai cũng chuyển từ chiến đấu trên mình ngựa sang tác chiến dưới mặt đất. Một Samurai thường sử dụng 2 thanh gươm (daito – katana).

Một chiếc dài, một chiếc ngắn. Chiếc dài (daito) khoảng 0,85m, chiếc ngắn (shoto-katana) khoảng từ 0,42m đến 0,85m. Họ tìm mọi cách dùng gươm chặt gãy chân ngựa của kỵ binh Mông Cổ. Các võ sỹ thường đặt tên cho thanh gươm của mình. Họ coi đó là biểu tượng của tinh thần võ sỹ đạo của chính bản thân và dòng họ.

Vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy mà trước khi sử dụng kiếm, các Samurai thường làm nghi lễ thờ cúng trình thanh gươm lên trước các thần Shinto (theo quan niệm của Thần đạo Nhật Bản), đặt tên cho gươm và cầu mong điều may mắn.

Giải mã sự hình thành thanh gươm Samurai qua các thời kỳ

Theo cấu trúc và hình dáng có thể chia gươm Nhật thành hai loại: Gươm thẳng lưỡi kép và gươm cong lưỡi đơn. Theo thời gian, thanh gươm võ sỹ đạo có 4 loại:

Gươm Nhật thời cổ đại (Chokuto hay Ken – trước thế kỷ IX)

Các thanh gươm ban đầu do thợ rèn từ Trung Quốc và Triều Tiên chế tác, làm bằng thép luyện, có dáng thẳng, hai lưỡi.

Sau đó người Nhật cũng học theo các mẫu này. Quan chức và chỉ huy thường đeo các loại gươm quý tượng trưng cho quyền lực và sự uy nghiêm của tầng lớp thống trị phong kiến.

Gươm Nhật cổ (Koto – từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI)

Đây là thời kỳ võ thuật lên ngôi tại Nhật bản, đặc biệt là kiếm thuật. Đàn ông khỏe mạnh biết võ nghệ trở thành đối tượng cả xã hội tôn sùng.

Gươm Nhật lúc này rất dài, khoảng 1,22m (chỉ tính phần lưỡi), có dáng cong và lưỡi đơn thay cho kiểu Trung Quốc cũ.

Gươm Nhật thời cận đại (Shinto)

Thời kỳ này chiến tranh nội chiến đã kết thúc khiến gươm mất đi giá trị sử dụng. Chiều dài kiếm giảm đi, phần lưỡi chỉ còn 60cm. Tính nghệ thuật được đặt lên hàng đầu.

Thanh gươm trở thành vật trang trí, trưng bày, tôn lên vẻ đẹp oai phong và sức mạnh quyền lực của đẳng cấp Samurai.

Gươm hiện đại (Shin – shinto)

Sức mạnh phong kiến và quyền uy đẳng cấp Samurai đã đến hồi kết. Quá khứ huy hoàng của gươm võ sỹ đạo cũng chỉ còn là “vang bóng một thời”. Theo truyền thuyết, Amakumi – người thợ rèn nổi tiếng vùng Yamato, đã chế tạo ra thanh gươm võ sỹ đạo đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản vào thế kỷ VII.

Amakumi và con trai chuyên rèn gươm (theo kiểu mẫu Trung Quốc) cho các chiến binh trong vùng. Nhận thấy gần một nửa số gươm mang về từ chiến trận đã bị gãy, họ làm lễ cầu nguyện các thần Shinto 7 ngày đêm. Sau đó Amakumi họ chọn ra loại quặng tốt nhất để đưa vào tôi luyện. Cuối cùng họ cho ra sản phẩm là một thanh gươm cong lưỡi đơn. Hiệu quả chiến đấu của thanh gươm này đã mạnh lên rất nhiều. Các chiến binh trong vùng đã trở về trong chiến thắng với những thanh gươm nguyên vẹn.

Sự khác biệt về uy lực của kiếm Nhật và kiếm Tây

Kiếm nhật có chuôi dài đủ để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, kiếm được đeo với lưỡi quay lên phía trên (chiều cong hướng lên trên, ngược với cách đeo kiếm Tây Âu). Ngày nay tuy không còn được sử dụng trong chiến tranh, kiếm Nhật vẫn được giới sưu tầm yêu chuộng. Loại kiếm cổ rất mắc tiền và nghệ thuật tác chiến bằng kiếm Nhật vẫn còn được lưu truyền trong một số môn thể thao võ thuật Nhật Bản, như môn Kendo (Kiếm đạo), Kenjutsu (Kiếm thuật), Battojutsu (Bạt đao thuật).

4

Theo Trí Thức Trẻ