Con dao này được thiết kế để có thể đâm xuyên qua giáp lưới. Là vũ khí cận chiến nguy hiểm mà bất kỳ chiến binh nào cũng dè chừng.
Côn nhị khúc – Lịch sử hấp dẫn phía sau một loại vũ khí
Song tô – nét đẹp của vũ khí Nam Trung Hoa
Nguồn gốc xuất xứ từ Iran, sau đó nó được phổ biến tới tận châu Á, Afghanistan, Pakistan và Bắc Ấn. Loại dao này có tên là Pesh-kabz có nghĩa là Fore- Grip( theo tiếng Ba Tư). Công năng chính của loại dao này là có thể đâm xuyên qua các bộ áo giáp lưới của kị binh.
Do đó cách thiết kế con dao cũng khá đặc biệt, mũi dao nhọn để xuyên qua các lỗ lưới thép. Tuy nhiên con dao vẫn có thể dùng cho những đòn chém. Cho đến nay khi chiến tranh hiện đại lên ngôi, loại dao này được sử dụng như một loại dao cận chiến thông thường.
Sống dao được thiết kế hình chữ “T” để tạo được sức mạnh cho cú đâm và độ cứng của dao. Dao Ba Tư có độ dài từ 40–46 cm, còn riêng phần lưỡi khoảng 28–33 cm. Tay cầm thời cổ được làm từ ngà voi hoặc sừng tê giác. Tuy nhiên có nhiều gỗ, kim loại và thậm chí là những loại đá quý đính kèm.
Loại dao Ba Tư vẫn được sử dụng ngày nay như vũ khí cá nhân cũng như một vật dụng trong nghi thức về tuổi trưởng thành ở Pashtun và các bộ lạc vùng cao Afghanistan khác. Trong cuộc chiếm đóng Liên Xô của Afghanistan, con dao này là vũ khí thường được sử dụng để thực hiện các vụ hành quyết tù nhân bị bắt hoặc bị thương.
Nguyễn Thái