Những ngày qua, cộng đồng võ thuật đặc biệt chú ý đến vụ án võ sinh Jiujitsu giết người tại TP.HCM.
Vì sao Nhu thuật Brazil BJJ được đánh giá độ thực chiến rất cao?
Brazilian Jiu-Jitsu – môn võ chiến đấu thời hiện đại
Có thể nói, đây là lần đầu tiên một võ sinh ở bộ môn Jiujitsu (một bộ môn võ thuật còn khá mới mẻ tại Việt Nam) gây ra vụ án nghiêm trọng đến thế, sau nhiều năm làng võ Việt liên tục phải đón nhận những vết đen từ nhiều vụ án lớn, nhỏ. (Xem thêm chi tiết vụ án võ sinh Jiujitsu tại bài viết: Thiếu gia nhà giàu, giỏi võ giết người cướp tài sản ở Sài Gòn )
Điều đáng nói ở đây là vụ án xảy ra hết sức “êm đẹp”, hung thủ Nguyễn Hoàng Minh gần như không gặp phải bất cứ sự chống trả, chấn thương nào. Vì sao kẻ thủ ác tuổi đời 20, chưa từng có tiền án tiền sự, lại được đánh giá là một con người hết sức hiền lành lại có thể giết hại người khác bằng Jiujitsu?
Nhìn về lịch sử của Jiujitsu
Trước hết, nhìn lại lịch sử của Jiujitsu, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đó là võ thuật của chiến tranh. Xuất phát từ những cuộc chiến trung đại, với những kỹ thuật được phát triển bởi tầng lớp Samurai, Jiujitsu được sử dụng như một “vũ khí” chiến đấu cận chiến, khi các khí giới đều đã bị vô hiệu hóa, và những nắm đấm – cú đá đơn thuần gần như “không ăn thua” với lớp áo giáp bền chắc của các Samurai. Tuy nhiên, bất kể bộ giáp đó có được chế tác tinh xảo như thế nào, các khớp trên cơ thể vẫn là vị trí có thể cử động được, và cũng chính là điểm yếu để nhắm vào. Đó là lý do vì sao Jiujistu (hay các biến thể hiện đại sau này như Brazilian Jiujitsu) đều nhắm vào việc khống chế đối thủ, bẻ – khóa các khớp xương, siết cổ. Nhìn chung, ngay từ trong lịch sử, chúng ta có thể thấy Jiujitsu là một bộ môn mang tính thực chiến rất cao.
Những cú choke – tử thần thầm lặng của Jiujitsu
Nếu như những đòn bẻ – khóa xương khớp của Jiujitsu được thực hiện nhằm phá bỏ hoàn toàn chức năng vận động của tứ chi thì những đòn choke (siết cổ) lại là một tử thần thực sự.
Các đòn choke của Jiujitsu thường hoạt động với nguyên lý “blood choke” (siết chặn mạch máu) chứ không phải “air choke” (siết đường thở). Với nhiều đòn choke tùy theo tư thế khác nhau như Rear Neck Choke, Head Lock, Traingle Choke, Guillotine… “nạn nhân” của Jiujistu có thể đi vào trạng thái ngất xỉu chỉ trong vòng…5 giây, bắt đầu rơi vào giai đoạn chết não từ từ. Theo kinh nghiệm của nhiều HLV Jiujitsu, nếu giữ nguyên đòn Choke trong 10 giây, có thể mất vài phút để nạn nhân tỉnh lại, còn việc giữ nguyên đòn khóa liên tục khoảng 30 giây – một phút, nạn nhân có thể đã không còn cơ hội cứu sống.
Ý thức được sự nguy hiểm này, việc giảng dạy Jiujitsu ngày nay được đặt trong một hệ thống bài bản chắc chắn, an toàn. Các võ sinh Jiujitsu đều được học kỹ thuật “tap” (đập tay xin dừng) để báo hiệu cho bạn tập biết giới hạn chịu đựng của mình, yêu cầu dừng đòn khóa trước khi rơi vào trạng thái ngất xỉu. Thế nhưng, với những người không tập luyện Jiujitsu, không biết kỹ thuật tap thì tất cả những gì họ có thể làm là giãy dụa cho đến chết, hoặc được buông tha.
Đây cũng là lý do vì sao mà Jiujitsu còn được đưa vào giảng dạy trong quân đội các nước, kể cả những quân đội lớn mạnh nhất thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Đòn Rear Neck Choke (đòn mà thủ phạm Nguyễn Hoàng Minh đã sử dụng trong vụ án) thậm chí còn được các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích tin tưởng sử dụng trong các pha đòn ám sát triệt hạ mục tiêu, bởi lẽ đòn này vừa có thể khiến nạn nhân im lặng ngay khi vẫn chưa ngất xỉu, vừa triệt hạ được mục tiêu chỉ trong không đầy một phút.
Là một võ sinh Jiujitsu đai xanh (cấp đai tương đối của bộ môn này), cộng thêm kinh nghiệm thi đấu chuyên nghiệp, Nguyễn Hoàng Minh chắc chắn hiểu rõ nguy hiểm mình đang gây nên. Đây là một tình tiết quan trọng, có thể góp phần buộc tội hung thủ Nguyễn Hoàng Minh với tội danh “Cố ý giết người”.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”97564″]
(Đón xem bài viết: Jiujitsu – nên cấm, hay phát triển?)
Y.N