Vì sao võ thuật Trung Quốc đẹp nhưng lại vắng bóng cao thủ?

Theo dòng chảy của lịch sử, võ thuật Trung Quốc luôn tự hào cho mình là cái nôi của võ thuật thế giới. Nhìn vào hệ thống môn phái của họ, có thể thấy sự đa dạng của nhiều môn võ khác nhau. Nhưng nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi, vì sao võ thuật Trung Quốc  vắng bóng những cái tên sáng giá trên sàn đấu võ tổng hợp.

Bí mật về trận tỷ thí nhớ đời nhất trong sự nghiệp Lý Tiểu Long
Cái chết của Lý Quốc Hào: Tai nạn nghề nghiệp hay âm mưu đen tối?

Thực tế chỉ ra rằng, nhiều người biết đến võ thuật Trung Quốc qua các tiểu thuyết được Kim Dung thêu dệt nên. Đó là Võ Đang với Trương Tam Phong và Thái Cực Quyền trứ danh trong thiên hạ. Đó là Thiếu Lâm với 72 tuyệt kỹ võ công bá đạo, là Nga Mi, Hoa Sơn với những chiêu thứ không lẫn vào đâu được. Người ta biết đến võ thuật Trung Quốc qua sự ảo diệu mà các ngôi sao võ thuật như Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan, Lý Tiểu Long đã tạo ra trên màn ảnh. Đó là tất cả những gì tinh túy nhất của võ thuật Trung Quốc được cả thế giới biết đến và công nhận.

Việc Chân Tử Đan bước chân vào sàn đấu UFC dường như là điều không thể.
Việc Chân Tử Đan bước chân vào sàn đấu UFC dường như là điều không thể.

Nhưng tất cả những đều đó chỉ là sự lung linh, ảo diệu trên màn ảnh, còn thực tế võ thuật Trung Quốc dường như đang đi ngược với xu thế của thời đại. Đệ nhất Thiếu Lâm Yi Long thua tan tát trước Muay Thai, đó là những lần thất bại liên tiếp tại các đấu trường Olympic. Tất cả những điều đó đang khiến võ thật Trung Quốc dần dần vắng bóng trên sàn đấu quốc tế. Trong nhiều năm qua, họ vẫn chưa có cái tên đình đám nào có thể xưng oai trên sàn đấu MMA hay UFC. Vì đâu nên nổi?

Ngày nay, võ thuật đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Một trong số đó chính là tính thực dụng và hiệu quả. Các trận đấu tại UFC luôn được công chúng đón nhận và thu hút rất nhiều người xem. Người ta tiếc rằng tại sao các võ sĩ Trung Quốc lại không mang những tinh hoa của mình lên sàn đấu UFC. Đó là cơ hội rất tuyệt vời để họ khẳng định được sức mạnh và thương hiệu. Nhưng đến nay vẫn chưa ai làm được điều đó.

Người Trung Quốc quan niệm rằng võ thuật giống như một bảo vật gia truyền, ít khi truyền bá đi bên ngoài. Đó là yếu tố đầu tiên “giết chết” sự phát triển của họ. Tính gia truyền đôi khi không phải lúc nào cũng hiệu quả. Chẳng khi nào thầy giỏi cũng có trò tài, một môn võ muốn luyện thành công phải tốn khá nhiều thời gian. Chính vì điều này mà ngày nay, những môn võ như Vịnh Xuân, Thái Cực, Hồng Gia Quyền hay Thiếu Lâm ít có truyền nhân nổi bật. Trong số các môn đó, Vịnh Xuân được cho là môn võ cận chiến rất lợi hại nếu hiện diện trên lồng bát giát của UFC. Nhưng muốn nó xuất hiện thì không dễ gì đạt được bởi tính bảo thủ của võ thuật Trung Quốc là quá lớn.

Yi Long được xem là người sáng giá nhất hiện nay.
Yi Long được xem là người sáng giá nhất hiện nay.

Một điều đáng nói nữa là võ thuật Trung Quốc đề cao tính tự vệ và biểu diễn hơn là thi đấu. Có thể thấy trong các bộ phim, họ thường chọn cách lấy nhu thắng cương, hay thủ trước tấn công sau. Những ai thách đấu, họ luôn từ chối hoặc có nhận lời thì bị dồn vào đường cùng.

Tiếp đến chính là yếu tố nội công. Như đã biết, các võ sư Trung Quốc rất đề cao khí công, nội công (điều này liên quan đến việc biểu diễn), mà thời gian cho việc tập luyện loại công phu này rất dài và khó thành công. Theo thời gian cùng những biến cố của lịch sử, võ thuật Trung Hoa khó có thể đào tạo ra các cao thủ trứ danh đủ tầm để bước vào đấu sòng phẳng trong lồng UFC.

Trong quá khứ, Lý Tiểu Long được xem là người hội tụ đủ các yếu tố để thi đấu tại đấu trường này bởi khả năng võ thuật cùng tư tưởng thoáng của ông. Nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Ngày nay, những cái tên như Chân Tử Đan, Lý Liên Kiệt, Thành Long, Ngô Kinh đều là những ngôi sao võ thuật đình đám trên màn ảnh. Việc bước ra từ màn ảnh để đến với đấu trường UFC có lẽ chỉ là ảo mộng vì những quy định tại UFC không cho phép họ làm điều đó.

Các sàn đấu võ thuật tổng hợp không cho sử dụng những đòn hiểm hay tiểu xảo. Trong khi đó, võ thuật Trung Quốc rất mạnh về các tuyệt kỹ như chọc mắt, đánh vào chỗ hiểm, đánh chỏ… Hai điều đối nghịch này khiến cho võ thuật Trung Quốc khó có cơ hội xuất hiện trên đấu trường quốc tế.

Một môn võ nữa được xem là đủ tầm để thi đấu MMA là tán thủ của Trung Quốc. Nhưng nguồn gốc xoay quanh tán thủ vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Hơn nữa, tán thủ không được xem là tinh hoa võ học Trung Quốc vì mang hơi hướng hiện đại, là sự dung hòa giữa các môn võ khác như vật, Judo…

Nhìn sang các nước lân cận trong khu vực, xem ra võ thuật Trung Quốc đang có vẻ khá lép vế. Nhật Bản và Hàn Quốc rất chú trọng trong việc quảng bá võ thuật của mình đi các nước đồng thời tiếp thu những cái hay của nhiều môn võ khác. Họ cũng khẳng định được uy tín bằng việc có nhiều võ sĩ tham gia ở giải đấu võ tổng hợp thế giới như: Dong Hyun Kim, Chan Sung Jung, Hyun Gyu Lim, Yui Chul Nam (đều của Hàn Quốc) và Takanori Gomi,Takeya Mizugaki, Hatsu Hioki, Kyoji Horiguchi, Tatsuya Kawajiri (đều của Nhật).

Võ thuật Trung Quốc rất đẹp và đang dạng, không ai chối bỏ đều đó. Nhưng cứ mãi bảo thủ thì việc ngày càng vắng bóng các tên tuổi lớn trên đấu trường quốc tế là điều không quá lạ lẫm.

https://youtu.be/Wf-MsMvSbv0

Võ Đạt – VoThuat.vn