Vì sao vũ khí trong kiếm hiệp được xem như “bảo vật”

Nếu có thời gian tìm hiểu các tác phẩm kiếm hiệp (truyện, phim…), chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra một sự thật thú vị: vũ khí trong các phẩm này luôn được tôn lên hàng bảo vật, thậm chí có thể xem như “thần thánh” giữa giang hồ.

Sự khác biệt giữa Diệp Vấn ngoài đời và trên phim

Ý nghĩa Phương Thiên Họa Kích trong Tam Quốc diễn nghĩa

NHỮNG VŨ KHÍ ĐƯỢC XEM NHƯ “THẦN THÁNH”

Trong các tác phẩm kiếm hiệp, Kim Dung cũng như những tay bút hậu bối đã khắc hoạ nên nhiều món vũ khí độc đáo. Huyền thiết trọng kiếm có lẽ là món vũ khí có vị trí quan trọng nhất. Thanh kiếm này chính là bảo vật đã được huyền thoại Độc cô cầu bại “dùng trước bốn mươi tuổi, tung hoành thiên hạ” (nguyên văn truyện Thần điêu hiệp lữ). Từ Huyền thiết trọng kiếm mà các nhân vật sau này đã rèn nên những bảo khí khác như Đồ long đao và Ý thiên kiếm. Bộ đôi đao kiếm trên lại ẩn chứa những bí kíp võ thuật, trở thành bảo vật của kiếm hiệp.

5-vu-khi-nao-manh-nhat-trong-tieu-thuyet-kiem-hiep-kim-dung
Nhân vật Dương Quá cùng Huyền thiết trọng kiếm

Bên cạnh những vũ khí kể trên, không thể không kể đến Kim Xà Kiếm, 7 thanh thần kiếm của Minh Kiếm Sơn Trang, Tuyết Ẩm Cuồng Đao,Kinh Tịch Đao, Tuyệt Thế Hảo Kiếm, Hỏa Lân Kiếm, Thiên Cội… Tất cả đều ẩn chứa một sức mạnh kỳ bí, thậm chí có lúc còn vượt xa cả người sở hữu nó.

VŨ KHÍ VÀ BẢO VẬT, TÂM ĐIỂM TRANH ĐOẠT CỦA GIANG HỒ

Là tác phẩm của sự hư cấu, vũ khí mạnh yếu như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ của tác giả. Vậy Kim Dung đã nghĩ gì khi tạo nên những món vũ khí khuynh đảo giang hồ như vậy?

Nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc Nghê Khuông đánh giá: “Kim Dung gặp rắc rối rất lớn khi tìm cách tạo ra các nút thắt mâu thuẫn trong truyện. Người luyện võ ngoài đời cũng như trong truyện vốn không màng danh lợi, tiền tài cũng là thứ rất ít được nhắc đến trong kiếm hiệp. Cuối cùng, ông ấy chọn ra cách khôn ngoan nhất mọi thời đại: nâng cao giá trị của các vũ khí, thứ duy nhất mà võ lâm thực sự quan tâm.”

Các vũ khí huyền thoại góp phần quan trọng và những cuộc tranh đoạt trong giới giang hồ
Các vũ khí huyền thoại góp phần quan trọng và những cuộc tranh đoạt trong giới giang hồ

Thật vậy, chính các vũ khí huyền thoại của kiếm hiệp đã làm nên những cuộc tranh đoạt chấn động võ lâm, đặc biệt là trong bộ truyện Ỷ thiên Đồ long ký. Những thanh bảo khí với sức mạnh khuấy trời lấp bể sở hữu ma lực ghê gớm như danh vọng trên giang hồ vậy.

SỰ HOÀ HỢP GIỮA VŨ KHÍ VÀ NHÂN VẬT

Sáu thế kỷ trước thời đại của Kim Dung, La Quán Trung đã viết những câu sau đây trong Tam quốc diễn nghĩa:

“Kẻ có thần lực và kĩ năng có thể tay không mà lấy một chọi mười

Kẻ có vũ khí ưng ý trong tay có thể một mình địch lại một trăm

Khi người và binh khí hợp nhất có thể nói là thiên hạ vô song.”

Dương Quá dùng huyền thiết trọng kiếm, vốn cũng là nước cờ khôn khéo của Kim Dung khi tìm cách khắc hoạ tài năng nhân vật
Dương Quá dùng huyền thiết trọng kiếm, vốn cũng là nước cờ khôn khéo của Kim Dung khi tìm cách khắc hoạ tài năng nhân vật

Tuy không phải là một tác phẩm kiếm hiệp, Tam quốc diễn nghĩa đã khắc họa rõ sự hoà hợp giữa vũ khí và nhân vật. Nếu như Lữ Bố gian hùng nhưng đầy tài năng chính là hiện thân của Phương thiên hoạ kích thì hung thần sa trận Trương Phi, người mãnh tướng uy dũng Quan Vũ lại lần lượt tương xứng với bát xà mâu và Thanh long đao.

Trong kiếm hiệp, Kim Dung cũng sử dụng vũ khí như một tấm gương phản chiếu chính tâm hồn, tính cách và bản lĩnh của nhân vật. Độc cô cầu bại đã để lại câu chuyện đời mình cho hậu thế bằng 4 thanh kiếm ở 4 giai đoạn cuộc đời khác nhau, thể hiện nhiều triết lý sâu sắc, trong khi Dương Quá chọn Huyền thiết trọng kiếm đã rèn luyện; đó cũng là một cách khéo léo để Kim Dung ngầm miêu tả bản lĩnh hơn người của nhân vật.

Rõ ràng, những món vũ khí được chú trọng như một chủ thể cá biệt với sức mạnh vô song, âu cũng là cách để gián tiếp hình thành nên nhân vật và cốt truyện.

Top 10 vũ khí đáng sợ nhất truyện Kim Dung

[jwplayer player=”1″ mediaid=”111356″]

Y.N