Vua Lê Đại Hành 6 lần “nắn não” nhà Tống

Vua Lê Đại Hành (941 – 1006, tên húy: Lê Hoàn) là người sáng lập nhà Tiền Lê, mở ra một trong những thời đại phát triển hùng mạnh nhất của lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Vua đã từng nhiều lần dùng lời lẽ và cả mưu trí để buộc người Tống phải e sợ.

Người Trung Quốc gọi vua Quang Trung là “Đại Ca Việt Nam”

Nhà vô địch Trung Quốc đại bại trước võ sĩ gốc Việt

DÙNG BINH DỌA SỨ

Vào năm Canh Dần (990), vua Tống Thái Tông sai hai đại thần là Tống Cảo và Vương Thế Tắc mang chiếu chỉ sang phong thêm cho Lê Đại Hành hai chữ “Đặc tiến”. Vốn biết nhà Tống hống hách ngạo mạn, vua sai Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) để đón sứ rồi bảo vệ đoàn sứ đến Đại Cồ Việt… Đúng như dự tính, sứ thần nhà Tống ngay lập tức thay đổi thái độ, bắt đầu tỏ ra sợ hãi và dè chừng trước sức mạnh quân sự Đại Cồ Việt.

Sang tới kinh đô Hoa Lư, sứ thần nhà Tống một lần nữa kinh hãi trước khí thế nhà Đại Cồ Việt: Dưới sông, chiến thuyền tinh kỳ san sát; bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sáng lòa; trên các cánh đồng, hàng ngàn trâu, bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt. Tất cả đều là sắp xếp của vua Lê Đại Hành, và dĩ nhiên sứ nhà Tống không khỏi bàng hoàng trước sự giàu mạnh của nước Việt.

Tượng vua Lê Đại Hành tại Hoa Lư.

KHÔNG LẠY CHIẾU CHỈ

Theo nghi lễ của nhà Tống cũng như các triều đình phong kiến khác, khi nhận chiếu chỉ của “Thiên triều”, vua các nước chư hầu phải quỳ lạy. Vua Lê Đại Hành nhận chiếu chỉ mà không quỳ, chỉ giải thích “đích thân đánh giặc Mán, ngã ngựa đau chân nên không quỳ được”. Chánh sứ Tống Cảo sẵn lòng sợ người Việt nên đành chịu. Đây cũng là lần đầu tiên vua nước Việt không lạy chiếu chỉ Thiên triều.

ĐÁNH HỔ, GIẾT TRĂN DỌA SỨ

Lưu lại nghỉ ngơi tại Hoa Lư, sứ nhà Tống được tiếp đón nồng hậu. Ngoài yến tiệc linh đình trang trọng, các sứ thần được vua mời xem binh lính đánh nhau với hổ.

Tranh vẽ vua Lê Đại Hành.

Chưa kịp toát mồ hôi khi thấy lính Đại Cồ Việt giết hổ bằng tay không, Tống Cảo tiếp tục hoảng sợ khi vua Lê Đại Hành cho người đem trăn tới nói: “Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời”. Nhìn các binh lính Việt quấn trăn quanh cổ mà điều khiển như trò vui, sứ nhà Tống chỉ biết lắc đầu.

ĐUỔI KHÉO SỨ THẦN

Khi đoàn sứ của Tống Cảo về nước, vua Lê Đại Hành dặn dò: “Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa”, ý “đuổi khéo” không muốn tiếp các đoàn sứ khác tại kinh thành Hoa Lư.

Sau nhiều phen bị dọa, Cảo Tống chỉ biết thuận ý đem lời đó về cho vua Tống Thái Tông. Năm năm sau, nhà Tống lại sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giản sang phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương.

SÒNG PHẲNG VỚI NHÀ TỐNG

Năm 995, Đại Việt có tên làm loạn, giết người rồi trốn sang nhà Tống, được quan nhà Tống chứa chấp nên quan quân nhà Việt không truy bắt được. Đại quan nhà Tống truy được vụ việc, bắt tội phạm trả về cho nước Việt. Vua Lê Đại Hành sai sứ sang tạ ơn, lại bắt thêm 27 tên giặc biển giao cho nhà Tống xử lý. Vua Tống mừng rỡ mang chiếu thư và đai ngọc tặng cho vua Lê Hoàn.

Bản đồ nước Việt thời vua Lê Đại Hành.

CẢNH CÁO NHÀ TỐNG

Quan Nhược Chuyết của nhà Tống nhận lệnh mang chiếu chỉ cho Lê Hoàn. Vua đón ở ngoài thành, cố ý không hành lễ để tỏ vẻ bề trên. Khi Nhược Chuyết hỏi về việc cướp biển tấn công trấn Như Hồng của nhà Tống, vua khảng khái nói: “Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở ngoài, hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Ngung, thứ đến đánh Mân Việt (tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?”

Những lời đó sau này truyền về tai nhà Tống, vua Tống cũng không nói gì thêm, tự hiểu đó vừa là lời chối, vừa là lời cảnh cáo sắt đá. Theo nhiều sử liệu, việc cướp biển đánh trấn Như Hồng chính là do vua Lê Đại Hành cho người giả trang mà làm loạn.

Có thể bạn quan tâm: Trận Bạch Đằng: Đỉnh cao chiến thuật thủy chiến của Đại Việt.

https://www.youtube.com/watch?v=NnlUTqAJR5I

Phạm Vũ