Từ trước tới giờ, ai cũng biết nước Nhật là 1 nước đầy truyển thống. 1 trong những truyển thống ít nghe nói tới nhưng đầy mầu sắc là lễ Yabusame, đó là lễ “cưỡi ngựa bắn tên”.
Tìm hiểu về nghi lễ cưỡi ngựa bắn cung của những Samurai Nhật Bản (kì 1)
Vì sao con các Samurai hay bị khuyết tật?
Có nhiều nghi lễ Yabusame, nhưng cái chính là nghi lễ của phái Takeda ryu được tổ chức mỗi năm vào tháng 4 ở Kamakura, trong đền của phái Minamoto. Đền này được xây vào năm 1063 cho ” thần chiến tranh “.
Khg ai biết rõ những lý do đã đem tới những nghi lễ này. Có nguồn thì nói là để khuyến khích samourai xử dụng cung, người khác thì nói là để kỷ niệm ngày Minamoto được thăng chức Shogun.
Nghi lễ Yabusame cũng như nghi lễ Sumo, có 1 truyền thống bắt nguồn từ nghi lễ Shinto. Nghi lễ này rất tỷ mỉ và có mục đích để được sữ che trở, phù hộ của các thần thánh. Hiện tại, hầu như chỉ còn những người chú giải mới hiểu được ý nghĩa những nghi thức phải làm trước và sau khi bắn cung. Những người đi coi thì chĩ tới với mục đích chiêm ngưỡng cái vẻ huy hoàng của nghi lễ.
Từ sáng sớm, người ta thấy mấy giáo sĩ Shinto làm đủ mọi nghi lễ. Tới khoảng 10 giờ sáng, những kỵ binh bắt đầu tập dượt. Họ phi ngựa trên trường đua dài từ 208 đến 255m, xong từ từ họ bỏ dây cương ra và làm bộ bắn cung với tay khg, xong với cây cung nhưng khg có tên.
Sau 2 giờ tập như vậy thì họ ngừng để nghỉ mệt trong vòng 1 tiếng để ăn trưa và cho ngựa nghỉ. Lúc này là lúc du khách bắt đầu tấp nập tới coi nghi lễ chính thức.
Tới khoảng 1 giờ trưa, giáo sĩ chính bắt đầu nghi lễ bằng cách dẫn chưởng môn Takeda ryu và tất cả những thí sinh (ite) dự thi hôm đó đi khắp trường đua ngựa.
Tất cả nghi thúc, trang phục thanh lịch và phong nhã cũng như cung sử dụng thời nay khg thay đổi so với nghi lễ đầu tiên vào năm 1187. Nghi lễ thật là đẹp mắt. Những thí sinh, trong bộ võ phục với Hakama, kiếm Katana đeo ở eo, tượng trưng cho những thế hệ hiệp sĩ đã lư truyền nghệ thuật này.
3 tấm bia gỗ, Shiki no mato, được gắn dọc theo trường đua. Những tấm bia đó được gắn ở cao độ tượng trưng cho1 yếu huyệt của một kỵ binh, : đầu hay mắt, khoảng 2m trên mặt đất, ngay dưới nón. Bia đầu tiên được gắn 30m từ lúc khởi đầu của trường đua, bia thứ hai, 75m sau bia đầu và tấm bia chót cũng 75m sau tấm bia thứ 2.
Trong nghi lễ của trường phái Takeda ryu, những bia đó được bao bởi 1 bó hoa gỉa. Lý do rất giản dị.
Thời xưa, được tham dự vô nghi lễ Yabusame là cả 1 vinh dự. Những người được mời tham dự toàn là dũng sĩ, và thất bại trong cuộc đua này đối với họ là một điều nhục nhã mà chỉ cò harakiri mới có thể tảy sạch.
Để tránh việc tự sát, những bó hoa đó đã được gắn chung quanh tấm bia, và trúng hoa cũng được coi như là trúng bia.
Người kỵ sĩ sẽ cho ngưạ phi nhanh 1 lần và khi vòng lại, lúc đó họ mới bắn. 3 mũi tên được bắn liên tiếp và khi mũi tên chót vửa bắn ra xong họ thắng ngựa ngay. Khoảng cách chỉ vỏn vẹn 208-255m. Từ lúc phi ngựa tới lúc bắn xong 3 mũi tên, thời gian khg quá 20 giây.
Mỗi nhóm thi gồm 5 kỵ binh. họ thay phiên nhau phi ngựa và bắn, mỗi người phi 3 lần. Sau 3 lần đó, bia sẽ nhỏ gấp đôi và họ lại thi 3 lần nữa cho tới khi tấm bia chỉ còn là 1 cái đĩa đất với đường kính là 9cm. Khi xong hết, mọi người xếp hàng 1 cưỡi ngựa đi về.
Mỗi lần 1 tấm bia bị bắn trúng và vỡ nát, khán gỉa nhiệt tình ủng hộ. Tuy khg biết gì nhiều về phong tục nhưng họ biết là khg dễ. Những người kỵ sĩ này khg nhét chân vào bàn đạp ở yên ngựa mà chỉ đặt chăn lên đó thôi.
Họ làm vậy vì hồi xưa, họ nhiểu khi phải nhẩy xuống ngựa để tiếp tục chiên đấy với kiếm. Họ điều khiển ngựa với đầu gối ngay từ lúc đầu, và tác xạ cung của họ phải rất chính xác. Vì câu cung dài nên khi bắn, họ phải làm 1 động tác rộng, kéo tên tới tai và bắn trong 1 thời gian rất ngắn.
Như đã nói, chỉ những kỵ sỹ giỏi nhất mới được mời tham dự lễ này. Thời nay, nhũng người tham dự xứng đáng được mọi người kính trọng. Củng nên nhắc lại là loại ngựa được dùng bây giờ khg phải là ngựa thường mà là ngựa đua khi về hưu. Loài ngựa này khg dễ điều khiển tí nào hết.
Nghi lễ Yabusame thời nay thu hút tất cả mọi người. Từ dân thường cho tới quốc khách. Tổng thống Bush, hoàng tử Charles đều đã tham dự 1 buổi Yabusame.
Trường phái Osawagara thì làm lễ này vào khoảng tháng 11. Đạo lễ này, ngoài ý nghĩa cầu xin chiến thắng, cũng là lễ được mùa, tương đương với thanksgiving bên Mỹ.
Đạo lễ này khg có 1 ngày chính thức và được tổ chức tại nhiêu nơi với nhiều ngày khác nhau. Nhửng lễ này là 1 dịp để mọi người đi ngược thời gian và trở lại quá khứ. Tuy được tổ chức tại nhiều nơi với nhiều ngày khác nhau, buổi lễ chính thức là lễ do trường phái Takeda ryu tổ chức.
Ngày nay, Yabusame đã mở cửa cho phái nữ. Có khá nhiều “của quí” tham dự những giải đó.
Trí Minh (sưu tầm)