>>> Từ người tù chính trị đến “Người mèo” Không Thủ Đạo (Kì 1)
>>> Bàn tay sắt Không Thủ Đạo điều hành 1.200 võ đường (Kì 2)
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Muốn biết về môn phái ấy, Yamaguchi viết thư cho ông Miyagi, mời ông tới Nhật Bản. Miyagi nhận lời và chẳng bao lâu sau đó ông lên đường qua Nhật. Cuộc gặp gỡ của hai người là một cuộc hội ngộ định mệnh, không phải chỉ riêng cho môn Không Thủ Đạo.
Thật vậy, chữ Goju có nghĩa là cương nhu. Go trong tiếng Nhật là cương và Ju có nghĩa là nhu. Võ phái này đặt căn bản trên một quan niệm Đông phương, rằng mọi cái đều cứng là không tốt. Đồng thời, mọi sự đều mềm dẻo và quá nhu mì cũng hại. Hai yếu tố đó phải bổ túc lẫn nhau.Miyagi từ thành phố Naha đến, nơi sự phát triển của môn Không Thủ Đạo đã đi theo một con đường biệt lập. Những chi phái Không Thủ Đạo chính yếu tập trung tại Shiru ở Okinawa. Tại Shiru, người ta thường chú trọng đến đòn cương. Nhưng với Miyagi, và phái Goju, đòn nhu cũng được coi là quan trọng như đòn cương.
Sự tổng hợp của cả hai đã tạo nên cho môn phái Không Thủ Đạo Goju các đòn đẹp, có quy củ, uyển chuyển, nhịp nhàng, bay bướm. Nhưng nhỡ có ai cho rằng phái Goju chỉ là một lối vũ duyên dáng với quá ít các tính chất võ thuật bên trong. Người ấy chỉ cần nhìn hai môn sinh phái Goju tự do đối luyện là thấy rõ.
Động tác nhanh, nhanh vô cùng. Ở đây, người ta chú trọng đến cách tấn công chủ động, tung đòn rất “cương” nhưng với sự dễ dàng và liên tục. Các đối thủ không có nhiều thì giờ để đứng yên, gườm nhau chờ một chỗ hở. Họ thi nhau đấm chớp nhoáng, luôn luôn di động, không phải chỉ tiến và lùi, màcòn qua hai bên và từ bên phải hay bên trái của địch thủ tung đòn vào người đó.
Yamaguchi lập tức ưa chuộng ngay những bài quyền lạ lùng và rắc rối do Miyagi biểu diễn. Từ lúc ấy, tương lai của Yamaguchi đã được định đoạt. Ông chuyên chú vào việc tập luyện môn Goju đến nỗi hầu như bỏ rơi mọi sự. Khi miyagi rời Nhật Bản trở về Okinawa, ông để lại đằng sau một môn đồ dày công tập luyện và rất xuất sắc, Miyagi thăng cho Yamaguchi đẳng cấp cao nhất trong võ phái Goju và ông cầm đầu môn phái tại Nhật.
Một tông đồ tận tụy
Miyagi không thể lựa chọn một người nào khác hơn nữa. Nhiệt thành, bền bỉ, Yamaguchi đã trở nên một thánh Tây đồ của võ phái Goju ở Nhật. Với ý chí sắt đá, ông khởi sự truyền bá môn võ khắp nước Nhật. Công việc đầu tiên của ông là thiết lập các võ đường. Ông tổ chức hội Không Thủ Đạo đầu tiên tại trường Đại học Ritsumeikan và võ đường Không Thủ Đạo đầu tiên ở miền tây Nhật Bản năm 1930. Dưới sự lãnh đạo không chút mệt mỏi của ông, môn phái bắt đầu thu hút các môn sinh mới và khởi sự lan tràn khắp xứ.
Ông tin rằng chỉ tập quyền và tập giao đấu có quy ước không thôi sẽ cản trở rất nhiều người môn sinh. Theo những động tác của phái Okinawa, ông nhận thấy nhiều môn sinh không thể sáng tạo những đòn tổng hợp đủ sẵn sàng hoặc theo đòn có lợi cho mình khi địch thủ để hở.Mới đầu, trong công cuộc phát triển tại Nhật, Yamaguchi đã thực hiện một sự thay đổi căn bản trong môn phái Goju. Sau khi quan sát các môn sinh, ông đi đến kết luận rằng chi phái Không Thủ Đạo Okinawa, với nguồn gốc cổ truyền là võ Tàu, quá tĩnh và gò bó.
Điều Yamaguchi muốn thực hiện là mở rộng các động tác để môn sinh ra đòn nhanh hơn và tự do hơn. Ông muốn mỗi người có thể tạo cho mình một số đòn liên hoàn, miễn là vẫn giữ những kỹ thuật căn bản của môn võ. Trước hết, ông áp dụng ý kiến trên vào việc tự do đối luyện.
Ban đầu, tự do đối luyện được hệ thống hóa thành những đường đi nước bước đàng hoàng. Sau đó, chỉ còn một bước tự nhiên từ việc tự do đối luyện đến việc giao đấu tranh giải. Nhưng đi từ võ đường đến nơi tranh giải, việc tự do đối luyện lại còn biến đổi thêm nữa. Yamaguchi phải nhờ đến số vốn kiến thức của mình về những ngành võ thuật khác để thiết lập một cách đấu tranh giải.
Còn tiếp…
Quang Bình (Sưu tầm)
Nguồn: Tập san Võ thuật