Hollywood từng chứng kiến không ít bi kịch khiến thành viên của các đoàn phim bom tấn tử vong.
“Kiếm khách” Jeon Do Yeon chấp nhận mù để diễn “đạt đỉnh”
Sư trụ trì Thiếu Lâm “chỉ biết chơi gái, không biết võ công”?.
“Jumper” (2008)
Jumper là bộ phim khoa học viễn tưởng xoay quanh một chàng trai trẻ có khả năng dịch chuyển tức thời và một số siêu năng lực khác. Tác phẩm do đạo diễn Doug Liman thực hiện, chứa đựng nhiều phân cảnh hành động mạo hiểm. Song, tai nạn lại xảy ra đúng lúc mọi người ít ngờ tới nhất: xây dựng bối cảnh. Tai nạn trên trường quay Jumper xảy ra ở thời điểm ít ai ngờ đến nhất.
David Ritchie có nhiệm vụ dựng bức tường giả cho một cảnh ngoại. Nhưng một tảng băng lớn bất ngờ rơi xuống từ trên cao khiến ông lập tức bỏ mạng, còn một người khác bị chấn thương. Dẫu vậy, Jumper vẫn tiếp tục được bấm máy theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, phim không được giới phê bình lẫn đại chúng đón nhận sau khi ra rạp.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64144″]
“The Final Season” (2007)
Nhà quay phim Roland Schlotzhauer gặp tai nạn chết người khi muốn quay cảnh diễu hành từ trên cao. Ông nổi tiếng là người thích bấm máy từ những chiếc máy bay trực thăng. Bộ phim mang đề tài bóng chày The Final Season khiến nhà quay phim thiệt mạng.
Song, chiếc Bell 206 chở ông trên trường quay The Final Season gặp trục trặc về nguồn điện và rơi xuống mặt đất. Phi công và nhà sản xuất có mặt trên máy bay chấn thương nặng, còn Schlotzhauer lập tức bỏ mạng.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64145″]
“xXx” (2002)
Tác phẩm hành động nổi tiếng của Vin Diesel cướp đi sinh mạng của người đóng thế cho anh có tên Harry L. O’Connor. Trong một cảnh quay, O’Connor có nhiệm vụ nhảy xuống từ trên cầu rồi đáp xuống chiếc tàu ngầm phía dưới với hệ thống bảo hộ.
Dù đạo diễn Rob Cohen đã ưng ý với một đúp quay, người đóng thế cho rằng anh vẫn có thể làm tốt hơn và xin được làm lại. Đóng thế của Vin Diesel trong xXx (2002) thiệt mạng khi quá nhiệt tình cho một cảnh quay mạo hiểm.
Đó là lúc bi kịch xảy ra. Cơ thể của anh đập vào thành cầu ở tốc độ cao, lập tức khiến O’Connor mất mạng. Sau này, đạo diễn Rob Cohen quyết định sử dụng một phần đúp quay định mệnh trên màn ảnh nhằm tri ân người xấu số.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64146″]
“The Crow” (1994)
Dựa trên nguyên tác truyện tranh của James O’Barr, The Crow xoay quanh câu chuyện rocker có tên Eric Draven. Anh bất ngờ được hồi sinh và truyền cho sức mạnh kỳ bí bởi con quạ sau đúng một năm bị hạ sát cùng vợ.
Đây đã có thể là bộ phim nâng tầm tên tuổi cho Brandon Lee (Lý Quốc Hào), nhưng rốt cuộc nó lại cướp đi sinh mạng con trai huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long.
Tai nạn chết người diễn ra khi The Crow gần đóng máy, bởi đoàn phim muốn quay cảnh nhân vật Eric Draven bị giết ở đầu phim sau cùng. Không ai biết tại sao đạn được bắn ra từ khẩu Magnum.44 trên tay diễn viên Michael Masse lại là đạn thật. Nó tạo ra một lỗ thủng lớn trên bụng Brandon Lee.
Ban đầu, anh ra dấu hiệu đau đớn nhưng mọi người cứ ngỡ đó chỉ là diễn xuất. Cuối cùng, tài tử được đưa đi cấp cứu và qua đời sau khi tai nạn xảy ra 12 tiếng. Brandon Lee được chôn bên mộ cha, và tới giờ vẫn có rất nhiều giả thuyết xoay quanh cái chết của anh cũng như cha anh.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64147″]
“The Return of the Musketeers” (1989)
Bộ phim dựa trên cuốn Twenty Years After của Alexandre Dumas và kể tiếp về những chuyến phiêu lưu mới của “Ba chàng lính ngự lâm”. Lấy bối cảnh thời cận đại, The Return of the Musketeers yêu cầu các diễn viên chính phải tham gia vào nhiều pha đánh kiếm, đọ súng và cưỡi ngựa. Roy Kinnear bị vỡ xương chậu và qua đời do biến chứng bởi tai nạn trên trường quay The Return of Musketeers.
Trong một cảnh cưỡi ngựa, tài tử người Anh – Roy Kinnear bị hất ngã và vỡ xương chậu. Ông được đưa tới bệnh viện địa phương tại Tây Ban Nha, gần nơi bộ phim bấm máy. Song, những biến chứng từ chấn thương khiến Kinnear qua đời chỉ một ngày sau đó.
Bi kịch khiến đạo diễn Richard Lester đau buồn tới nỗi ông quyết định giải nghệ sau The Return of Musketeers. Nhà làm phim vẫn giữ nguyên lời hứa ấy suốt hơn hai thập kỷ qua.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64149″]
“Top Gun”
Top Gun là bộ phim hành động mang đề tài không quân ăn khách trong thập niên 1980 của Hollywood, đưa tên tuổi Tom Cruise lên hàng ngôi sao.
Nhiều cảnh quay trong phim chỉ là kỹ xảo điện ảnh, nhưng với những trường đoạn phi cơ không quân Hoa Kỳ cất cánh hay nhào lộn, đội ngũ làm phim vẫn cần “đến người thật, việc thật”.
Đó là lúc tai nạn xảy ra. Dù các phi công tham gia Top Gun đều là dân chuyên nghiệp, bi kịch vẫn xảy đến với Art Scholl khi ông cố gắng thực hiện động tác xoay máy bay rồi bị mất lái. Hậu quả chiếc máy bay bị rơi còn Scholl mất mạng. Đội ngũ thực hiện Top Gun sau đó quyết định dành tặng bộ phim cho phi công xấu số.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64151″]
“The Twilight Zone” (1983)
Sau khi gặt hái thành công trên sóng truyền hình từ thập niên 1960, The Twilight Zone có phiên bản điện ảnh năm 1983. Đội ngũ sản xuất lựa chọn ba tập phim nổi tiếng nhất từ nguyên tác để đưa lên màn ảnh, trong đó có A Quality of Mercy với ngôi sao Vic Morrow. Song, đây trở thành vết đen trong lịch sử Hollywood.
Tai nạn thảm khốc trên trường quay The Twilight Zone: The Movie đã cướp đi sinh mạng của Vic Morrow. Vic Morrow sắm vai Bill Connor, một công nhân phân biệt chủng tộc.
Ông giận dữ trước việc đồng nghiệp Do Thái được thăng chức thay vì ông. Sau khi say khướt, nhân vật bị đẩy tới nhiều thời điểm khác nhau của dòng lịch sử, trong đó việc biến thành một người Việt Nam, bị quân đội Mỹ tấn công.
Ở cảnh quay bị chiếc trực thăng đuổi theo, Bill Connor cố gắng đưa hai đứa trẻ vô tội thoát khỏi cuộc truy kích. Song, pháo hoa trên trường quay bỗng phát nổ, khiến đuôi máy bay bị hỏng và rơi xuống. Vic Morrow cùng hai diễn viên nhí – Myca Dinh Le và Renee Chen lập tức bỏ mạng. Toàn bộ bi kịch đều được ghi lại qua ống kính.
Sau quá trình điều tra kỹ lưỡng, tòa án kết luận tai nạn xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn. Đạo diễn John Landis cùng đoàn làm phim chỉ bị kết tội đã trái phép thuê hai diễn viên nhí về cho The Twilight Zone: The Movie và phim rốt cuộc cũng ra rạp trong mùa hè 1983.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64152″]
“The Conqueror” (1956)
The Conqueror gây ra nhiều tranh cãi từ trước khi bấm mấy bởi đoàn làm phim chọn ngôi sao John Wayne – một người da trắng để thủ vai Thành Cát Tư Hãn. Nhưng suốt hơn nửa thế kỷ qua, câu chuyện phía sau hậu trường của bộ phim mới là điều mà công chúng nhớ tới. John Wayne cùng nhiều đồng nghiệp trong đoàn làm phim The Conqueror đã chết vì căn bệnh ung thư.
Các cảnh quay ngoại của The Conqueror được thực hiện ở một vùng hẻo lánh tại St. George, Utah. Đó là nơi gần với địa điểm quân đội Mỹ thử nghiệm vũ khí hạt nhân hồi năm 1954. Sau khi phim đóng máy, 91 trong số 220 người của đoàn làm phim mắc chứng ung thư. Có 46 người, trong đó có cả John Wayne, đã qua đời vì căn bệnh.
Các nhà khoa học cho rằng lượng phóng xạ còn sót lại ở khu vực nhiều khả năng chính là nguyên nhân dẫn đến những bi kịch sau này. Nhà sản xuất Howard Hughes cảm thấy tội lỗi khi chọn địa điểm quay ở St. George nên ông đã giấu kín bản phim The Conqueror suốt 18 năm trời và thậm chí hóa điên. Trong khi đó, chính phủ Mỹ chỉ đưa ra một thông báo ngắn, trong đó cho rằng khu vực hoàn toàn an toàn cho công tác làm phim.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64153″]
Theo Trí Thức Trẻ