4 loại võ công không đụng hàng trong giới võ lâm

Ngoài các loại công phu cực kỳ lợi hại như Nhất Dương Chỉ, Dịch Cân Kinh… thế giới võ hiệp của Kim Dung cũng cho ra đời biết bao nhiêu loại thần công kỳ lạ.

Võ công Kim Dung và những công dụng khó lường
Những miền đất thực trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung

Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng

1

Ám nhiên tiêu hồn chưởng là loại chưởng pháp kỳ lạ bậc nhất do Dương Quá sáng tạo nên trong 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ và cũng chỉ có mình Dương Quá sử dụng được. Muốn sử dụng môn võ thì người này phải thật sự tương tư sầu khổ, vô cùng đau đớn tuyệt vọng. Khi tâm trạng vui vẻ hạnh phúc, vô ưu vô lo thì lộ chưởng pháp này mất đi thần hiệu. Môn võ này được sáng tạo khi Dương Quá chỉ còn một tay nên lấy nội công làm gốc không dùng các biến hóa đa đoan để thủ thắng. Nhiều chiêu thức trong Ám nhiên tiêu hồn chưởng được bắt nguồn từ các võ công mà Dương Quá đã biết.

Tiểu Vô Tướng Công

2

Là một trong Tam Đại Thần Công của Tiêu Dao Phái do Tiêu Dao Tử sáng tạo. Lý Thu Thủy được sư phụ chân truyền cho bộ võ công này. Theo chân lý nội lực là gốc chiêu thức là ngọn, dùng nội lực để bắt chước chiêu thức đối thủ. Nếu luyện công phu này, chỉ cần biết gia số chiêu thức thì có thể dựa nào nội công của mình để thi triển bất cứ tuyệt học nào mà không có ai nhận ra được, thậm chí uy lực còn mạnh hơn nguyên bản. Từ đó mới có cái tên “Tiểu Vô Tướng Công”, tức môn công phu không có hình hài.

Cưu Ma Trí sau đó học lén được một phần do Mộ Dung Bác lấy trộm được từ Lang Hoàn Ngọc Động của nhàVương Ngữ Yên (cháu ngoại Lý Thu Thủy). Y đến Thiếu Lâm thách thức rằng mình đã học được hết 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, thực chất chỉ là dùng Tiểu Vô Tướng Công thi triển ra.

Lăng Ba Vi Bộ

3

Trong Thiên Long Bát bộ, có anh chàng Đoàn Dự, thế tử nước Đại Lý, chỉ học văn, không thèm học võ để nối nghiệp dòng họ Đoàn với môn Nhất Dương Chỉ lừng danh thiên hạ. Vui bước giang hồ, Đoàn Dự lạc vào cấm địa của Vô Lượng phái và vì mê nhan sắc của pho tượng ngọc chàng đã học được môn Lăng Ba Vi Bộ. Đây là một bộ pháp di chuyển thần kỳ chiếu theo 64 quẻ trong Kinh Dịch. Có thể nói đây là môn phi hành hoàn toàn nằm trong thế thủ chẳng hại đến ai mà lại tránh được kẻ hung ác võ công cao cường hơn mình.

Muốn sử dụng cách chạy Lăng Ba Vi Bộ thì không phải dùng nội lực mà là trí lực. Chính cái đầu điều khiển đôi chân, để từ đó nhấc cả thân thể lên. Đoàn Dự do “học lóm” nên khi sử dụng đôi lúc đã không tự điều khiển được, khi thì vụt chạy như chim lượn, lúc lại vụng về ngã té. Đó chẳng qua là do anh chàng không biết vận dụng trí não để điều khiển bước chạy.

Độc Cô Cửu Kiếm

8455d783b0c5902a1e842b82772bdd7a

Độc Cô Cửu Kiếm là một bí kíp kiếm thuật tối thượng xuất hiện trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ, đề cao việc sử dụng kiếm thuật một cách linh hoạt theo phương châm “vô chiêu thắng hữu chiêu”. Đây là bộ kiếm pháp tuyệt đỉnh của Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại với người sử dụng thuần thục nhất Phong Thanh Dương. Sau này Phong lão tiền bối truyền thụ lại cho Lệnh Hồ Xung. Đây là bộ kiếm pháp có thể phá mọi thứ võ công trên đời kể cả kiếm pháp, đao pháp, chưởng pháp, ám khí…

Bá đạo như thế, nhưng Độc Cô Cửu Kiếm vẫn có 2 khuyết điểm chí mạng: đối thủ vô chiêu thì không có cách gì đánh, thứ 2 là nếu đối phương nhanh hơn ta thì đành bất lực – điển hình khi Lệnh Hồ Xung gặp Đông Phương Bất Bại.

Video: Top 5 vũ khí mạnh nhất trong tiểu thuyết Kim Dung