Dù được chấm điểm IMDb khá cao (8/10) cũng như đạt doanh thu phòng vé lấn át cả siêu phẩm Star War, Diệp Vấn 3 vẫn lộ rõ dấu hiệu “xuống cấp” rõ rệt.
Diệp Vấn 3 khiến fan “chưng hửng” về Lý Tiểu Long
3 lý do khiến chị em thần tượng “soái ca” Diệp Vấn
Trước hết, cần phải khẳng định rằng Chân Tử Đan ban đầu không mấy mặn mà với tựa phim Diệp Vấn 3. Chính anh từng tuyên bố trước báo giới: “Diệp Vấn 1 năm 2008 là đỉnh cao sự nghiệp của tôi. Sau tập phim này, tôi cảm giác như không còn nhân vật nào, không còn cốt truyện phim nào khiến tôi thực sự thấy hài lòng”. Phim Diệp Vấn 2 có lẽ là bước đi can đảm nhất của Chân Tử Đan để níu kéo ý tưởng từ vị nhất đại tông sư. Thế nhưng, rõ ràng các phần phim sau vẫn không thể thoát khỏi cái bóng của tập phim năm 2008.
Sự thật rằng “chất liệu” của phim không còn dồi dào như hai phần trước, bởi cuộc đời Diệp Vấn về sau không còn nhiều biến động; đạo diễn buộc phải “xào” lại những tình tiết cũ. Chúng ta sẽ bắt gặp lại những mô-típ đã có ở hai phần trước đó. Trương Thiên Chí, một võ sư Vịnh Xuân muốn gầy dựng tên tuổi bằng cách thách đấu các võ phái khác, giống với Kim Sơn Trảo (Diệp Vấn 1). Viên cảnh sát Ba Béo phải phục tùng người ngoại quốc, để rồi sau đó dũng cảm chống lại, là phiên bản khác của cảnh sát Lý Chiêu của phần 1. Mike Tyson vào vai “gã Tây” quen thuộc trong phim võ thuật Trung Quốc nói chung, từng xuất hiện với phiên bản da trắng ở phần 2.
Có rất nhiều khía cạnh mà Diệp Vấn 3 thua kém toàn diện so với các phần trước, ngoài việc thiếu vắng sự mới mẻ. Chỉ đạo võ thuật là điều dễ nhận thấy nhất. Hồng Kim Bảo được thay thế bằng Viên Hòa Bình – chính là người đã đưa Chung Tử Đơn vào con đường điện ảnh vào năm 1983. Tựa phim trượt vào con dốc đã bắt đầu từ phần 2, khi biến Diệp Vấn từ con người trở thành siêu nhân. Đúng như lời nói vui của Chân Tử Đơn, nếu có phần 4 chắc anh phải chiến đấu với người ngoài hành tinh. Dù giỏi võ đến mấy, nhưng việc một người chống được hàng chục người (cùng vũ khí) như trong phim, là quá phi thực. Trong khi đó, sự thành công của phim Diệp Vấnn phụ thuộc vào việc việc tập trung vào các kỹ thuật chiến đấu đẹp mắt. Mỗi cảnh võ thuật trong phần 3 này đều là một phiên bản kém hơn từ các phần trước đó, dù có sự xuất hiện nhiều trường phái khác nhau: ngoài Vịnh Xuân, là Quyền Anh và Muay Thái. Chúng ta thấy rõ sự sắp đặt các bối cảnh hành động, chứ không còn được dẫn dắt tự nhiên thuyết phục như trước.
Diễn xuất cũng là một sự xuống cấp. Mike Tyson có lẽ chỉ hợp với các vai khách mời, như trong The Hangover. Còn khi phải vào một vai thực sự nào đó, anh trông như đứa trẻ lần đầu lóng ngóng trước ống kính. Cốt truyện phụ của đại đệ tử Diệp Vấn với cô giáo trẻ bị đạo diễn bỏ lửng giữa chừng. Mối quan hệ cha con của Trương Thiên Chí (gọi nhau là sư phụ – đệ tử) lẽ ra có thể sâu sắc hơn, nhưng rồi điểm nhấn đó cũng “chết yểu” như tình thầy trò giữa vị sư phụ và tay giang hồ tên Sanh. Rất nhiều thứ không trọn vẹn về mặt tổng thể, và những người chờ đợi câu chuyện về huyền thoại Lý Tiểu Long cũng sẽ thất vọng về sự xuất hiện của diễn viên Trần Quốc Khôn trong vỏn vẹn… 5 phút.
Câu nói “Tôi sẽ giải nghệ phim võ thuật” của Chân Tử Đan sau Diệp Vấn 3 là hoàn toàn có căn cứ, và nó bắt nguồn từ sự xuống cấp từ tựa phim mà anh đã cố duy trì. Ở tuổi ngoài 50, Chân Tử Đan đã khôn khéo dẫn dắt những giá trị nhân văn sâu sắc vào Diệp Vấn 3, tạo nên những điểm cộng bù lại để giữ nguyên giá trị tổng thể của bộ phim.
Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc Chân Tử Đan phải lấy hết can đảm để đối mặt với sự thật rằng anh không còn là trụ cột của tựa phim này nữa. Câu chuyện tình với người vợ Trương Vĩnh Thành cũng như mâu thuẫn ấn tượng với Trương Thiên Chí mới là những điều đã “vớt vát” Diệp Vấn 3 chứ không phải Chân Tử Đan.
Những cảnh quay hành động trong Diệp Vấn 1
[jwplayer player=”1″ mediaid=”111042″]
Hồ Võ