Trước đây, điện ảnh Trung Quốc nổi tiếng với thể loại phim cổ trang. Thế nhưng, trong những năm trở lại đây, các đạo diễn đã cải biên quá đà cũng như bất chấp tất cả để có lợi nhuận cho nên đã làm mất điểm trước khán giả.
Nhặt sạn mỏi tay với “Hậu duệ mặt trời” phiên bản Việt
Pha hành động đáng nhớ nhất của Jason Statham trong “Sát thủ thợ máy”
Trang phục trong phim cổ trang luôn được truyền thông và khán giả quan tâm. Mang yếu tố lịch sử, các nhà làm phim phải đảm bảo bối cảnh và thời gian trong phim logic. Tuy nhiên, điều này đang trở thành điều quan ngại với các nhà chức trách khi hiện tại, nhiều dự án ra mắt bị chỉ trích phục trang phản cảm, nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận kéo theo việc lạm dụng yếu tố tạo hình để gây chú ý.
Gần đây nhất là hình ảnh công chúa Như Ý trong Bao Thanh Thiên 2016. Tạo hình Như Ý bị đánh giá hở hang, không đúng phong cách phụ nữ thời Tống, mang nét triều Đường. Có người lầm tưởng đang xem phiên bản 2 của Võ Mỵ Nương truyền kỳ. Cư dân mạng nhận định đây là hình ảnh mang tính câu khách, sai lịch sử của đoàn phim.
Trước đó dàn mỹ nhân trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ đã khiến tất cả phải giật mình vì sự gợi cảm quá mức trong trang phục thời Đường. Sự khai thác vòng 1 triệt để trong trang phục đã khiến các nhà làm phim phải khổ sở trong kĩ xảo hình ảnh, giúp bộ phim được trình chiếu trước khán giả.
Áo yếm thường được sử dụng trong phim cổ trang và được cách điệu, tạo hiệu ứng về mặt hình ảnh. “Do số lượng phim cổ trang mỗi năm quá lớn, chúng tôi chưa rà soát toàn bộ“, lãnh đạo Tổng cục điện ảnh phát thanh và truyền hình nói về vấn đề trang phục phản cảm.
Sự sáng tạo là cần thiết nhưng khi lạm dụng lại khiến phim bị phê bình và doanh thu mang lại không được như mong muốn. “Làm phim lịch sử, điều tối thiểu là phải tìm hiểu lịch sử. Vấn đề của phim cổ trang hiện nay là thực trạng làm ẩu, quay vội, thiếu cẩn thận dẫn đến phản cảm”, một nhà phê bình đánh giá trên Ifeng.
(Tổng hợp)