Trắc nghiệm tự vệ: Cảnh giác khi dạo phố

Chuyên mục Trắc nghiệm tự vệ lần này sẽ đề cập đến một trong những thói quen bình thường nhất, nhưng cũng là mối nguy hiểm phổ biến nhất: khi dạo phố.

Trắc nghiệm tự vệ: Kỳ 1 – Bạn có đỗ xe đúng cách?

Trắc nghiệm tự vệ: Kỳ 2 – Bạn có… cãi nhau đúng cách?

Chúng ta thường nghĩ rằng tội phạm sẽ ưu tiên hành động nơi khuất bóng người như nhà để xe, góc công viên… Điều đó đúng, đặc biệt là đối với những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm như giết người, cướp của. Đối với những nguy cơ khác như cướp giật điện thoại, đánh ghen… bạn vẫn hoàn toàn có thể gặp nạn ngay trên vỉa hè đường phố đông đúc. Vì vậy, bất kể bạn đang đi bộ trong công viên hay dạo phố dọc những con đường lớn, hãy luôn cảnh giác.

Vậy dạo phố như thế nào là đúng cách?

A: Bình thường thôi! Chuyện tới đâu hay tới đó

B: Đeo tai nghe bên trái, chú ý đường đi và những người xung quanh

C: Vừa đi vừa suy nghĩ công việc

Một lần nữa, xin nhắc lại rằng bạn đang chạy bộ trong công viên hay dạo phố, bạn có thể trở thành “con mồi” bất cứ lúc nào. Đừng thờ ơ với chính sự an toàn của mình. Hầu hết mọi người có thói quen suy nghĩ công việc khi đi bộ trên đường phố, giảm khả năng phán đoán tình huống xấu cũng như phản kháng kịp thời khi bất trắc xảy ra.

Luôn ý thức mình đang đi đâu, cạnh những ai, và có thể thoát thân theo hướng nào
Luôn ý thức mình đang đi đâu, cạnh những ai, và có thể thoát thân theo hướng nào

Một thói quen xấu khác cũng cần được loại bỏ vì sự an toàn của chính bạn: đeo tai nghe trên đường phố. Sự thật rằng đây là một thói quen khó bỏ đối với nhiều người, đặc biệt là những người đi dạo trong công viên hay đường phố. Việc nghe nhạc trong khi tập luyện thể thao cũng là một hành vi được đánh giá mang lại hiệu quả tập luyện tốt hơn. Tuy nhiên, vì sự an toàn của chính bản thân, bạn nên đeo tai nghe bên phải và mở âm lượng vừa đủ để có thể cảnh giác nguy hiểm (tiếng xe, tiếng người lạ… ) thường đến từ bên trái.

Hầu hết các vụ tấn công đều bắt đầu phía sau, bên trái bạn
Hầu hết các vụ tấn công đều bắt đầu phía sau, bên trái bạn

Nguyên tắc “hoạt động bên phải, cảnh giác bên trái” cũng cần được áp dụng khi nghe điện thoại hay đeo giỏ xách trên đường phố. Hầu hết các vụ tấn công chớp nhoáng trên đường phố như tạt a-xít, đánh lén, cướp giật điện hoại hay giỏ xách đều xảy ra từ bên trái của nạn nhân – nơi hung thủ dễ dàng xử lý tình huống (hướng tay thuận) và bỏ chạy theo làn đường. Việc đeo điện thoại hay giỏ xách bên phải là một trong những lời khuyên được đánh giá hàng đầu về việc giảm thiểu nguy cơ bị tấn công, cướp giật.

Liên tục chú ý đường đi và người xung quanh là lời khuyên quan trọng nhất trong hầu hết trường hợp tự vệ. Nhiều người cho rằng việc phải liên tục tập trung như vậy là rất căng thẳng, mệt mỏi. Bạn không phải một người lính biệt kính giữa rừng núi. Mọi thứ đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều: ý thức được mình đang đứng ở đâu (quá gần làn đường, dễ bị giật giỏ), xung quanh có ai (người già chạy bộ hay nhóm thanh niên tụ tập). Chỉ cần ý thức được hai điều đó, bạn đã trở nên an toàn hơn rất nhiều. Sự cảnh giác này cần được rèn luyện như một thói quen chứ không phải một hành vi bắt buộc cứng nhắc.

Phạm Vũ

******

Tự vệ với võ gậy Philippines

[jwplayer player=”1″ mediaid=”109134″]