10 chiêu thức võ công thượng đỉnh trong tiểu thuyết Kim Dung

Nói đến các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung không thể bỏ qua các chiêu thức võ học thượng đỉnh được rất nhiều cao thủ sử dụng. Mỗi chiêu thức điều ẩn chứa sức mạnh và có triết lý của riêng nó. 

Top 5 vũ khí mạnh nhất trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.
Top 7 môn võ thực chiến nguy hiểm nhất thế giới.

1. Hấp tinh đại pháp

11

Hấp tinh đại pháp là bí kíp võ công xuất hiện trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Đây là bí kíp võ công dùng để hút nội lực của người khác. Nhậm Ngã Hành là người nổi danh nhất với tuyệt kỹ võ công này. Về sau, Lệnh Hồ Xung cũng học được chiêu thức này và dùng nó để đánh bại sư phụ Nhạc Bất Quần. Dù rất lợi hại nhưng hấp tinh đại pháp là môn võ đáng ghét nhất trong kiếm hiệp Kim Dung vì “chơi xấu, không quân tử.

2. Càn khôn đại na di

Đây là bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo. Có thể dịch chuyển đòn đánh của đối thủ sang một người khác, hoặc phản ngược lại chính đối thủ. Bí kiếp này có bảy tầng, người thông minh cũng phải mất đến 7 năm mới luyện được tầng 1, người bình thường phải đến 14 năm. Càn Khôn Đại Nã Di cực kỳ khó luyện nếu luyện sai sẽ dễ dàng dẫn đến bị tẩu hỏa nhập nha, đứt kinh mạch mà chết.

2

Càn Khôn Đại Nã Di được ghi trên mảnh da dê. Trương Vô Kỵ vì muốn cứu Minh Giáo nên bất đắc dĩ phải học Càn Khôn Đại Nã Di, nhờ sự hỗ trợ của Cửu Dương Thần Công nên đã nhanh chóng luyện xong sáu tầng của bí kíp này và từ đó được tôn thành Minh chủ cuẩ Minh Giáo, cứu giáo phái này thoát khỏi họa diệt vong trên đỉnh Quang Minh. Sau này khi có được Thánh hỏa lệnh, Trương Vô Kỵ đã học được một phần trong tầng thứ 7 của Càn kKôn Đại Na Di. Chính tuyệt kỹ này cùng Cửu Dương Thần Công đã giúp Trương Vô Kỵ uy trấn giang hồ, người người tôn kính.

3. Thái cực quyền

3

Môn võ này nguyên của Trương Tam Phong, chưởng môn phái Võ Đang sáng tác, là một môn võ công cao thâm dựa trên nguyên tắc ‘lấy nhu thắng cương, lấy tĩnh chế động, lấy chậm đánh nhanh’. Một trong những đặc điểm nổi bật của môn võ này là mượn sức của đối thủ để đánh ngược lại đối thủ, khiến đối phương tự mình tự đoạn.

4. Dịch cân kinh

ktt_5-7_cankinh1_kienthuc-jpg

Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.

5. Hàng long thập bát chưởng

4

Đây là chưởng pháp lừng danh, chỉ truyền cho đệ tử Cái Bang đã lập nhiều công lớn. Môn võ này là công thuần dương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh… mới đạt được tới đỉnh cao.

6. Độc cô cửu kiếm

6

Môn võ do Độc Cô Cầu Bại sáng lập ra, được Phong Thanh Dương truyền lại cho Lệnh Hồ Xung trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ. Chiêu thức này đề cao tiêu chí vô chiêu thắng hữu chiêu, chỉ có tiến không có lùi. Nó cũng như bản tính của Lệnh Hồ Xung, tính tình phóng đãng không muốn đi theo tập tục lễ giáo, làm việc gì cũng theo ý mình không cần phải e ngại. Kiếm pháp của Độc cô cửu kiếm đạt đến mức uyên thâm, uy trấn giang hồ. Nhờ kiếm pháp này, kết hợp với nhiều môn võ công học được từ các cao nhân, tên tuổi của Lệnh Hồ Xung được giới võ lâm rất nể phục.

7. Qủy hoa bảo điển – Tịch tà kiếm phổ

7

 Đây là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự cung. Người nổi danh với hai chiêu thức này là Đông Phương Bất Bại.

8. Lăng ba vi bộ

8

Đây là khinh công thượng thừa của phái Tiêu Dao, môn võ mà Đoàn Dự vô tình học được. Lăng ba vi bộ là một trong những tuyệt chiêu lợi hại dùng để tránh đòn và người luyện khinh công có thể đạt đến những cảnh giới khác nhau như phi thân, thân hành (chạy nhanh), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường) và thủy thượng phiêu (di chuyển trên mặt nước)…

9. Ngọc nữ tâm kinh

9

Là môn võ của phái Cổ Mộ, dùng để khắc chế võ công của Toàn Chân giáo. Tuy nhiên, nếu sử dụng Ngọc Nữ Kiếm Pháp cùng liên thủ với Toàn Chân Kiếm Pháp sẽ tạo nên Song Kiếm Hợp Bích có uy lực kinh người (Dương Quá và Tiểu Long Nữ tình cờ phát hiện ra điều này). Sở dĩ có điều lạ lùng như vậy bởi vì Lâm Triều Anh (tổ sư sáng lập phái Cổ Mộ) không thể đến với người yêu là Vương Trùng Dương (tổ sư Toàn Chân giáo) nên đã chán ghét, quyết tạo ra võ công để chế ngự võ công của Toàn Chân giáo. Tuy nhiên, trong lòng bà vẫn luôn nhớ đến tình xưa nên đã khéo léo sáng tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh, một môn võ vừa để khắc chế vừa để hỗ trợ võ công của Toàn Chân giáo.

10. Cửu âm chân kinh

10

Cửu âm chân kinh là tên gọi một cuốn sách chứa các bí kiếp võ công hư cấu chỉ có trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, được xuất hiện đầu tiên trong truyện Anh hùng xà điêu, đây được xem là một trong những bí kiếp có uy lực mạnh mẽ nhất, nổi tiếng nhất, bị nhiều ngưi tranh giành như một báu vật.

Đây được xem là bí kíp võ công tối thượng trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Theo lời của Vương Trùng Dương, các môn võ công ghi trong bí kíp này ‘cao siêu không thể tưởng, chỉ cần xuất chiêu là có thể đưa đối thủ vào chỗ chết’.

Video: Top 5 vũ khí mạnh nhất trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung 

[jwplayer player=”1″ mediaid=”111937″]

V.Đ (Tổng hợp)