Trận đấu đã truyền cảm hứng sáng tạo cho Stallone. Anh hình dung trong đầu mình 1 cuốn phim để đời dựa trên những gì tận mắt chứng kiến và anh lao vào viết kịch bản .
Anh viết như trong cơn mê sảng với cảm hứng dào dạt suốt 84 ngày không nghỉ cho đến khi hoàn thành kịch bản bộ phim “Rocky”. Anh vô cùng phấn khích với kịch bản này,bởi vì bằng linh cảm của mình, anh biết rằng nó sẽ được dựng thành 1 bộ phim và bộ phim này sẽ thay đổi cuộc đời của anh.
Nhưng khi Stallone cố chào bán bản thảo kịch thì mọi người đều nghĩ rằng đó là 1 cốt chuyện quá tầm thường, có thể đoán trước được, và sẽ chẳng ai thích xem phim về để tài đấm bốc. Nhưng Stallone nhất định không chịu bỏ cuộc. Anh vẫn tiếp tục đi mời chào các nhà làm phim cho đến khi 1 công ty đồng ý bỏ 75.000 đô ra mua bản thảo kịch và quyền để dựng thành phim. Mặc dù số tiền đó quá nhỏ nhưng bấy nhiêu thôi cũng đủ làm anh vui khôn xiết. Nhưng giấc mơ lớn nhất của Stallone là trở thành diễn viên chứ không phải nhà viết kịch bản. Vì thế anh đòi thêm 1 điều kiện, đó là anh phải được thủ vai chính trong bộ phim này. Nhưng họ từ chối với lý do, “Anh là mộ người viết kịch bản chứ không phải là một diễn viên. Chúng tôi chẳng có cách nào giúp anh vào vai chính được”.
Nhưng Stallone biết rõ mình muốn gì nên anh từ chối không bán bản thảo nếu như mình không được đóng vai chính ngay cả khi nhà sản xuất nâng số tiền lên 1 triệu đô, anh vẫn khăng khăng nhất định mình phải đóng vai chính trong bộ phim “Rocky” của mình.Rõ ràng mặc dù Stallone đang trong cơn túng quẫn bần cùng, thậm chí không có cái để ăn, anh vẫn quyết từ chối không bán ước mơ của mình dù để lấy số tiền khổng lồ. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa Stallone và những người bình thường. Cuối cùng bên đối tác miễn cưỡng đồng ý với anh nhưng lại đưa ra những điều kiện hết sức ngặt nghèo: bộ phim chỉ có khoảng kinh phí eo hẹp 1 triệu đô, và Stallone chỉ nhận được 35.000 đô thay vì 1 triệu đô như ban đầu, Stallone lập tức vui vẻ nhận lời.
Việc đầu tiên mà anh làm là đi tìm người đàn ông đã mua con chó của anh để chuộc lại. Anh đề nghị trả 100 đô để mua lại con chó, nhưng người này từ chối với lý do không quan tâm đến chuyện thương lượng kiểu đó. Anh nâng số tiền lên đến 500 đô, người này vẫn lắc đầu. Ngay cả khi anh trả đến 1000 đô rồi mà người đàn ông không động lòng, “không có số tiền nào có thể thuyết phục tôi đồng ý bán con chó này”
Trong khi hầu như trong chúng ta ai cũng chấp nhận bỏ cuộc khi gặp vấn đề như thế, nhưng với Stallone thì không. Việc chuộc lại bạn cũ bằng bất cứ giá nào là việc anh phải làm, nên anh nhất định phải tìm ra cách. Cuối cùng anh cũng chuộc lại người bạn cũ của mình bằng 1 khoản tiền kếch xù 15.000 đô ( gần bằng nửa số tiền thù lao của anh có được lúc đó). Chưa hết anh còn phải hứa trao cho người đàn ông kia một vai diễn nho nhỏ trong bộ phim sắp tới của mình.
Khi phim “Rocky được công chiếu mặc dù với kinh phí von vẹn 1 triệu đô, bộ phim đã thu đến 171 triệu đô. Ngoài ra Stallone còn đuoẹc đề cử đến 10 giải Oscar (bao gồm cả giải giành cho diễn viên nam xuất sắc nhất) và cuối cùng giành cho hình ảnh đẹp nhất và đạo diễn giỏi nhất. Sylvester Stallone ngay lập tức nổi danh như 1 siêu sao phim hành động và nhận được nhiều lời mời đóng những bộ phim bom tấn, trong đó có 2 phim nổi tiếng là “Rambo” (4 phần) và “rocky” (6 phần) đã trở thành 1 phần văn hóa của nước Mỹ.
Rõ ràng, thành công vang dội của anh bắt nguồn từ sự thật rằng, đối với anh, việc trở thành diễn viên điện ảnh là 1 việc bắt buộc phải làm và không thể nào khác được. Anh thật lòng tin rằng một khi có đủ quyết tâm để làm 1 việc gì đó thì bao giờ ta cũng có cách!
Khi một mục tiêu trở thành điều buộc phải đạt được… chúng ta sẽ hành động với một tâm thế hoàn toàn khác.
Những người đạt được mục đích của mình thường là những người toàn tâm toàn ý vào việc bằng mọi cách có được điều mình muốn. Với họ, mục tiêu trong đời không phải là ước muốn mơ hồ, mà đó thật sự là những việc phải làm và phải đạt được chứ không thể nào khác hơn.
Khi một mục tiêu trở thành một việc bắt buộc phải thực hiện, bạn sẽ thay đổi tâm thế một cách hoàn toàn. Lúc ấy, bạn sẽ cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác, và bạn sẽ làm bất cứ điều gì phải làm để đạt được điều đó (tất nhiên là trong giới hạn đạo lý – luật pháp). Khi một điều gì đó trở thành việc phải làm, bạn sẽ cố gắng hết sức để “lôi” mình ra khỏi “chỗ trú ẩn” thoải mái vốn có, và thay đổi chiến lược của mình liên tục bất kể bao nhiêu lần miễn là cần thiết để đạt được thành công.
Một lần nữa, bạn cần phải nhận ra rằng, những người thành công là những người thật sự chứng tỏ được quyết tâm sắt đá của mình. Thực tế cho tôi niềm tin rằng: thất bại, trở ngại và những điều bất như ý chính là những cách thức khác nhau mà cuộc sống dùng để thử thách quyết tâm thành công của chúng ta. Hầu hết mọi người “rớt” bài kiểm tra này vì bỏ cuộc ngay khi họ gặp khó khăn trở ngại. Còn lại chỉ có một số ít người sẽ làm bất cứ điều gì để “giải đáp” và vượt qua “những bài toán khó” trong cuộc sống cho đến khi họ “đậu” bài kiểm tra. Đó chính là lý do tại sao: thành công không dành cho tất cả mọi người. Và đó cũng là lý do tại sao chúng ta gọi nó là “thành công” chứ không phải là “tầm thường”.
Tôi thật lòng tin vào một điều: khi thành công trở thành bắt buộc đối với bạn, bạn sẽ trong tâm thế sẵn sàng làm bất cứ việc gì cần làm, và khi đó, bạn chắc chắn sẽ tìm ra một cách nào đó để đến gần mục tiêu của mình hơn.
Tâm Trần (sưu tầm)