Quan niệm về Võ học Thiếu Lâm tự: đúng hay sai?

Steve DeMasco – đại kiện tướng có kinh nghiệm và học vấn uyên thâm trong võ thuật – sau 17 năm tìm hiểu và học tập, đã khai sáng những quan niệm về Thiếu Lâm Tự mà các võ sư phương Tây luôn nắm giữ.

Giải mã Thiếu Lâm Quyền Pháp của Thiếu Lâm Tự

Võ sư Thiếu Lâm trồng chuối bằng 1 ngón tay

Sau đây là 15 trong số những quan niệm ấy được ông chia sẻ.

1) Tổ sư người Ấn Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra Võ học Thiếu Lâm

Không hoàn toàn đúng. Những thầy tu lớn tuổi không biết liệu Tổ sư đã sáng tạo thế võ từ động tác của động vật hay là chỉ mang theo những kỹ thuật đó đến từ Ấn Độ.

2) Thiếu Lâm tự là nơi đầu tiên tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến khi tới Trung Quốc 

Không đúng. Thuận theo lời mời của Hoàng đế, Bồ Đề Đạt Ma đã đến Nam Kinh đầu tiên. Tổ sư cũng ở lại chùa Bạch Mã nhưng đã rời đi vì nơi đây quá ồn ào.

 Võ sinh Trung Quốc đang được huấn luyện tại trường dạy kung fu gần Thiếu Lâm Tự.

Võ sinh Trung Quốc đang được huấn luyện tại trường dạy kung fu gần Thiếu Lâm Tự.

3) Bồ Đề Đạt Ma diện bích 9 năm tại Thiếu Lâm tự 

Gần vậy. Thật ra Người diện bích trong một hang động gần Tung Sơn.

4) Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là Đức phật

Sai. Thật ra ông chỉ là một Thầy tu đạo Phật, là đồ đệ thế hệ thứ 28 của Đức Phật.

5) Các thầy tu phải được cho phép vào chùa và họ bắt đầu tu luyện từ 3-4 tuổi

Điều đó đã từng đúng. Ngày nay, người trưởng thành và thậm chí đã kết hôn cũng có thể được chấp thuận, được chấp thuận không có nghĩa đã là một thầy tu.

 Nhà sư đang luyện kung fu ở sảnh tập tại Thiếu Lâm tự Đông Phong, tỉnh Hà Nam

6) Thầy tu Thiếu Lâm tự chỉ quan tâm hoàn thiện kỹ thuật chiến đấu của họ 

Sai. Cũng giống như những tôn giáo khác, đạo Phật là cuộc sống của sự thanh khiết và đền tội, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Về cơ bản, đó là cuộc sống của sự hy sinh.

7) Công việc chân tay mà các nhà sư làm trên phim không phải là cách sống chân chính ở Thiếu Lâm

Không đúng. Trước khi được phép tập kung fu, họ phải rèn luyện thể lực và lòng khiêm nhường. Họ quét dọn, chăm sóc nhà cửa và sinh hoạt hằng ngày. Ngôi chùa là tài sản quốc gia nhưng người sống ở đó vẫn phải chăm lo mọi thứ.

8) Chú Tiểu trong Thiếu Lâm tự không được học hành tử tế 

Sai. Mọi trẻ em trong chùa đều được dạy các môn học thông thường cùng với văn hóa Trung hoa và Phật pháp. Họ cũng làm việc để giữ ngôi chùa sạch sẽ, ngăn nắp.

9) Mọi thầy tu đều được giáo dục như nhau 

 Không đúng. Khi một chú tiểu học tập tiến bộ thường sẽ được các sư thầy chú ý và nhận làm đồ đệ. Nếu không được bái sư, chú sẽ không học được gì nhiều.

10)  Nhà sư đang tu luyện có thể có nhiều cố vấn

Không đúng. Mỗi người chỉ có một sư phụ coi họ như con ruột.Untitled1

11) Tất cả nhà sư đều sống trong chùa

Hầu hết là vậy. Tuy nhiên, một vài người được gửi đến các nơi khác để giúp truyền bá võ học Thiếu Lâm

12) Khi nhà sư bắt đầu luyện Kungfu thì chỉ học mỗi Kungfu 

Không đúng. Kungfu là một phần lớn nhưng không phải cả cuộc đời của nhà sư. Nhà sư còn học cả văn hóa Thiếu Lâm, Phật pháp, vũ khí, khí công và y học Trung Quốc.

13) Hầu hết du khách đến Thiếu Lâm tự là người học Kungfu nước ngoài 

Không đúng. Có hơn 1 triệu du khách hành hương hằng năm, và 90% trong số đó là người Trung Quốc.

14) Du khách nào cũng có thể đến Thiếu Lâm và tu luyện cùng các nhà sư 

Rất tiếc là không. Thực luyện và bài luyện tập cho du khách có điểm khác biệt. Bài luyện của nhà sư theo kiểu võ công cổ xưa của Thiếu Lâm. Còn du khách ở tại các khu nhà hiện đại gần chùa và theo các phương pháp luyện tập hiện tại.

15) Nhà sư giàu lên nhờ biểu diễn

Không đúng. Cá nhân nhà sư chẳng hề có thu nhập. Nhà chùa cung cấp cho họ chỗ ở, thức ăn và quần áo cần thiết. Nhà sư Thiếu Lâm chân chính không có tiền, và thậm chí không cần dùng đến tiền.

Khám phá bí mật võ công Thiếu Lâm:

 

https://www.youtube.com/watch?v=Z_6wSsyuAsA

Hưng Thiện