Với quyết tâm không để đối thủ tranh chấp lãnh thổ, Đại Cathay đã một mình “cân” nguyên nhóm của Huỳnh Tỳ.
Đêm trốn trại định mệnh của Đại Cathay
Đại Cathay: Trùm của các trùm giang hồ
Vào năm đầu thập kỷ 60, ở Sài Gòn, ngoài Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế, dưới trướng Thuận Lai (Huỳnh Tỳ) còn có nhiều đàn em khác như Cu Ba “đen”, Tâm “vồ”, Hùng “phốc”, Luân “sún”…, họ hợp thành một băng du đãng ngày càng chuyên nghiệp, làm khiếp sợ những người lương thiện trong vùng. Trước sự lớn mạnh không ngừng của Đại Cathay với kế hoạch chinh phạt với cách biến mình thành sát thủ giấu mặt, chém giết tất cả những kẻ có số má ở Sài Gòn. Không còn cách nào khác, để bảo vệ ngôi vị, đất làm ăn, Thuận Lai lên kế hoạch tiêu diệt Đại Cathay.
Khi “ngôi vua” bị nhòm ngó
Kế hoạch chinh phạt được chuẩn bị rất chu đáo. Đại Cathay thu phục các sòng, băng nhóm nhỏ và tầm trung trước sau đó mới đến các sòng bài, vũ trường, ổ điểm và băng đảng lớn. Vào thời điểm đó, người ta chỉ biết rằng có một đại ca mới nổi đang hành động một mình chứ chưa nghĩ chính Đại là người ra tay. Khi tất cả các băng nhóm nhỏ lẻ, hoặc mới nổi bị Đại Cathay hỏi thăm, tất cả đều không dám lên tiếng hoặc trả thù vì sợ uy danh của sát thủ giấu mặt.
Cuộc chiến này bắt nguồn từ việc cái tên Huỳnh Tỳ bắt đầu xuất hiện khoảng năm 1963 và nhanh chóng trở thành nỗi khiếp sợ đối với những người làm ăn lương thiện trên địa bàn trung tâm thành phố Sài Gòn. Địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng, để rồi cho tới một lúc băng của Huỳnh Tỳ đụng chạm tới lãnh địa ở quận 4 do Đại Cathay cầm đầu đang bảo kê khu vực chợ Cầu Ông Lãnh, cách đó chỉ gần 1 cây số.
Sự việc bắt đầu từ lúc, bầu Long và gánh hát Kim Chung đã thu dụng một loạt các tay đao búa từng nổi tiếng một thời ngoài Hà Nội để làm chân bảo vệ. Nhiều trận hỗn chiến giữa nhóm của Thuận Lai với đám bảo vệ này đã xảy ra, cuối cùng phần thắng đã thuộc về Thuận Lai. Làm “gỏi” được nhóm bảo vệ của bầu Long, Thuận Lai và đám chiến hữu kéo đến hỏi tội bầu Long và đập phá gánh hát Kim Chung, khiến bầu Long đã hạ mình đến gặp Thuận Lai xin lỗi về chuyện thất lễ đã qua, rồi mời nguyên băng cô hồn các đảng này đến nhà hàng đãi tiệc, dàn hòa hai bên, rồi mời băng của Thuận Lai làm bảo kê cho gánh hát Kim Chung.
Tam đầu chế của băng gồm 3 tên du đãng lì lợm là Thuận Lai, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế nổi lên khắp khu vực trung tâm Sài Gòn, lan ra cả quận 1, chúng thường tụ tập nhậu bia rượu, bài bạc suốt ngày tại rạp hát Aristo, nên được giang hồ gọi luôn là băng Aristo. Thuận Lai cầm đầu là cho đàn em đi quậy phá nhà hàng, quán ăn, doanh nghiệp nào đó trên địa bàn rồi Thuận Lai tới đặt vấn đề bảo kê để không bị bọn cô hồn kia quấy phá.
Khoảng năm 1964, nhờ sự liều lĩnh của của mình nên băng du đãng của Đại Cathay đã thống lĩnh cả giới giang hồ quận 4, bắt đầu chồm sang làm ăn ở quận 1, mà đầu tiên là bảo kê cho các chủ dựa, chủ nhà hàng ở khu vực chợ Cầu Ông Lãnh. Như vậy là lãnh địa của 2 băng du đãng khét tiếng ở Sài Gòn bắt đầu chồng lấn lên nhau, đã xảy ra một vài vụ đụng chạm giữa đàn em của Huỳnh Tỳ và các đồ đệ của Đại Cathay, ngôi vua của Huỳnh Tỳ bắt đầu lung lay.
Trong ký ức của nhiều người, Đại Cathay và đồng bọn làm ăn ở quận 4 rất có tiếng tăm. Sau khi ổn định tổ chức, băng đảng của Đại Cathay có đến hàng trăm anh em. Trong đó có những tên sừng sỏ như Lâm Đào Già (sau khi bị Tín Mã Nàm chém rụng một ngón tay, nên có tên là Lâm 9 ngón), Hoàng Sayonara (còn gọi là Hoàng Guitar) là quân sư, Hùng Đầu Bò, bác sĩ Nghiệp, Dzách Bửu. Tóm lại “ban tham mưu” có đủ cả “văn” lẫn “võ”.
Đại Cathay quyết định mở rộng uy thế và địa bàn hoạt động, nên gởi thơ đến bộ ba đại ca đầu sỏ đề nghị hợp tác làm ăn. Tuy coi thường Đại Cathay nhưng lo sợ bị thế lực mới nổi này cướp mất địa bàn nên Huỳnh Tỳ bàn với hai phó tướng là Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế tìm cách loại Đại Cathay ra khỏi thế giới giang hồ Sài Gòn. Huỳnh Tỳ và đồng bọn bàn tính mãi, cuối cùng chọn cách bày tiệc trên lầu rạp hát Aristo, mời Đại Cathay tới gặp gỡ để thông cảm cho những va chạm đã qua của bọn đàn em nhân dịp đó thì ra tay hạ thủ.
Cuộc huyết chiến chấn động Sài Gòn
Được Huỳnh Tỳ gửi thư mời với lời lẽ trân trọng, nên Đại Cathay không mảy may nghi ngờ, một mình tay không từ quận 4 đi sang quận 1, vào rạp hát Aristo dự tiệc mà không hề biết đang đi vào cửa tử. Mới lên tới cầu thang, vừa đưa tay ra bắt tay với Ba Thế, thì bất ngờ, Ba Thế nhảy lên cao, tung cú đá song phi mạnh như vũ bão, làm cho Đại lộn cổ xuống thang lầu. Bốn tay em phục kích, rút dao ra chém loạn đả, tới tấp, quyết triệt hạ cho được Đại Cathay. Đại chụp được chiếc ghế gỗ của bà bán thuốc lá trước cửa, vừa đỡ vừa tìm đường thoát thân với mình mẩy đầy thương tích, máu me thấm ướt cả áo quần, tưởng đâu mất mạng.
Cùng lúc 4 tên du đãng giỏi võ nhất trong băng Huỳnh Tỳ được phân công sẵn xông ra chém Đại tới tấp. Vừa tay không đỡ đòn, Đại vừa đánh trả để mở đường máu thoát ra ngoài cửa rạp. Khi lao được ra ngoài đường, thoát khỏi tử địa, mình mẩy của Đại đầy thương tích, máu me đầm đìa. Băng của Huỳnh Tỳ ùa theo ra đường để truy sát nhưng may mắn cho Đại khi tình cờ có một đàn em chạy chiếc Gobell ngang qua, đã lao thẳng xe máy vào Huỳnh Tỳ để cứu chủ tướng.
Không giết chết được Đại Cathay, băng nhóm Huỳnh Tỳ lui về chuẩn bị chờ đợi cuộc trả thù đẫm máu. Đại bị chém trọng thương, nhưng không dám đi bệnh viện chữa trị, vì sợ băng của Huỳnh Tỳ truy sát, nên phải ở lại cứ địa quận 4 mướn bác sĩ đến chữa trị. Ngay sau khi các vết thương chưa kịp kéo da non, dù uy thế của Đại lúc đó rất lớn, có cả trăm đàn em, nhưng hắn vẫn lệnh cho họ phải bất động. Một mình Đại xách dao đi tìm, để tỉa từng người một, những kẻ đã tham gia vụ truy sát hội đồng vừa qua. Cả ba tên Tỳ, Cái, Thế và 2 đàn em bị chém suýt chết. Cuối cùng, 5 tên phải nhờ một lão giang hồ là Tám Lâu, có thân tình với Đại Cathay đứng ra làm trung gian dàn xếp, giảng hòa và xin Trần Đại chịu thần phục.
(Tổng hợp)