Thiên hạ võ học trong truyện của Kim Dung là bao la bát ngát, vì thế những ai trong Top 5 cao thủ giỏi võ thuật nhất ắt hẳn phải là khó lòng tìm ra điểm yếu.
5 nhân vật có chỉ số nội lực khủng khiếp nhất tiểu thuyết Kim Dung
Đi tìm môn võ công “khủng” nhất trong tiểu thuyết Kim Dung
Tuy vậy, vị trí nào cũng có những tiêu chí cụ thể để đánh giá và các cao thủ dưới đây, hoặc do chính tác giả nhận định hoặc được bình chọn từ những độc giả yêu mến Kim Dung. Mời các bạn cùng theo dõi.
- TRƯƠNG TAM PHONG
Không phải vô cớ mà trong cuộc phỏng vấn của một tờ báo Hồng K ông năm 1994, nhà văn Kim Dung đã trả lời câu hỏi “Ai là người có võ công mạnh nhất trong các tiểu thuyết của ông” rằng:
– Người đó là Trương Tam Phong. Võ công của Trương Chân Nhân cao lắm, cao không thể tả được… Trương Chân Chân ngàn năm trước không ai hơn và ngàn năm sau cũng chẳng ai sánh bằng.
Thật vậy, lần đầu tiên xuất hiện trong Thần điêu đại hiệp, Trương Tam Phong (nhân vật có thật tên là Trương Quân Bảo) đã được sư phụ của mình là Giác Viễn đại sư truyền cho 5-6 thành của môn Cửu Dương Thần Công. Cùng với trí tuệ vô song và sự ngộ giác của mình, võ công của ông trở thành bất bại.
Trong Ỷ thiên đồ long ký, Kim Dung mô tả rõ hơn nhân vật này. Khi ấy Trương Tam Phong đã hơn trăm tuổi, nội công đã tu đến mức “lô hỏa thần thanh”, võ công đứng đầu thiên hạ.
Nhờ sự thông minh hơn người của mình, Trương Tam Phong đã sáng tạo ra võ công Thái Cực Thần Công và xây dựng nên Võ Đang (một trong hai môn phái võ thuật lớn nhất Trung Quốc (cùng với Thiếu Lâm).
https://www.youtube.com/watch?v=xVqFF7hEFqA
Tuyệt kỹ nổi danh nhất của Trương Tam Phong cũng như phái Võ Đang chính là Thái cực quyền. Nhờ nguyên lý “lấy tĩnh chế động, lấy nhu thắng cương”, Thái cực quyền tuy không có sức đả thương lớn nhất nhưng lại có khả năng điều hòa hơi thở, dưỡng sinh, giúp con người sống thọ hơn.
- ĐỘC CÔ CẦU BẠI
Vốn dĩ “độc cô cầu bại” không phải là không có người thương trong tim, mà là “không có đối thủ so kiếm”. Nhân vật này được chú ý nhiều nhất trong tiểu thuyết của Kim lão gia qua Thần điêu đại hiệp.
Môn võ công tối cao nhất của ông chính là Độc cô cửu kiếm do chính ông sáng tạo ra. Ước mơ ban đầu của ông là mong muốn một lần được bại nhưng chưa bao giờ điều này trở thành hiện thực. Vì thế, tên của ông có chữ “Cầu Bại”. Sau này ước mơ của ông giản dị hơn, đó là khi giao đấu được một lần thu chiêu về phòng thủ vì võ công mà ông sáng tạo ra là chuyên tấn công vào các điểm sơ hở của đối phương.
Do đó, ông chưa bao giờ phải phòng thủ mà các chiêu thức của ông chỉ toàn là tấn công. Song trong suốt cả cuộc đời, ước mơ “giản dị” hơn này của ông cũng chưa từng được hiện thực hóa. Cả đời ông phải sống trong cô độc trên đỉnh cao của võ học, vì thế tên ông còn một chữ là “Độc Cô”.
https://www.youtube.com/watch?v=Hy_4k6XtBME
- VÔ DANH THẦN TĂNG
Vô Danh Thần Tăng hay còn gọi là Tảo Địa Thần Tăng (nhà sư quét lá đa), người này xuất hiện một cách khiêm tốn, giản dị trong tiểu thuyết Kim Dung với bộ áo cà sa sờn cũ, hòa giải ân oán giữa Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác.
Không chỉ đạt được cảnh giới võ học thâm sâu, Tảo Địa Thần Tăng còn am hiểu y lý, đạo pháp Phật mô. Chỉ trong vòng vài chục phút ngắn ngủi, vị lão tăng này đã làm được những việc tưởng chừng như cả thiên hạ không ai làm nổi.
Hai chưởng đánh gục Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn nhẹ như lông hồng, dùng một tay đỡ đòn Hàng Long Thập Bát Chưởng của Kiều Phong mà chỉ lui vài bước đủ để thấy võ công của Thiếu Lâm Thần Tăng này cao thâm tới mức nào.
Lặng lẽ làm người quét dọn Tàng Kinh Các suốt 50 năm nhưng luận về tài và đức của Tảo Địa Tăng thì đến đại đức cao tăng cũng phải nghiêng mình kính phục. Tảo Địa Thần Tăng được coi là người có võ công cao nhất trong Thiên Long Bát Bộ, cũng là đệ nhất cao thủ võ công trong tiểu thuyết Kim Dung.
https://www.youtube.com/watch?v=xL4DETLEhv8
- TIÊU VIỄN SƠN
Dù ít được báo giới phân tích nhưng Tiêu Viễn Sơn vẫn là nhân vật đáng ngưỡng mộ với khả năng võ thuật cao cường. Đến nay, nhiều độc giả vẫn có những thắc mắc xung quanh cao thủ này như xuất thân, ai là người dạy võ công?…
Tiêu Viên Sơn là cha đẻ của Tiêu Phong được đánh giá là một trong số những cao thủ có võ công đáng sợ nhất khi lần lượt đánh bại các cao thủ Trung Nguyên. (Khi xưa, Tiêu Viễn Sơn cùng vợ và con trai vào Trung Nguyên thăm mẹ vợ nhưng bị các cao thủ đứng đầu Trung Nguyên vây đánh ở Nhạn Môn quan).
Sau trận chiến, vợ Tiêu Viễn Sơn không may bị giết chết, quá uất hận, về sau, Tiêu Viễn Sơn đã tạo ra một cuộc trả thù đẫm máu và bị gọi là ‘đại ác nhân’. Cuối truyện, ông được Tảo Địa Tăng điểm hóa và quy ẩn tại Thiếu Lâm Tự.
- ĐÔNG PHƯƠNG BẤT BẠI
Đây là nhân vật phản diện duy nhất không thể không nhắc đến trong ngũ đại cao thủ của truyện Kim Dung. Nhân vật này xuất hiện trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, là giáo chủ của Nhật Nguyệt thần giáo.
Chỉ cần nghe đến 4 chữ Đông Phương Bất Bại thì tất cả võ lâm chính phái và tà phái đều cảm thấy run sợ và kính nể. Bởi thế, một mình Đông Phương Bất Bại lãnh đạo Nhật Nguyệt thần giáo nhưng vẫn trở thành đối trọng của cả võ lâm Trung Nguyên. Ngay cả các đại cao thủ như Nhậm Ngã Hành (giáo chủ đời trước của Nhật Nguyệt thần giáo), Phương Chứng đại sư (phương trượng Thiếu Lâm Tự), giáo chủ phái Võ Đang là Sung Hư đạo chưởng và Tả Lãnh Thiền (giáo chủ phái Tung Sơn) đều thừa nhận Đông Phương Bất Bại là cao thủ số 1 thiên hạ.
Môn võ công mà Đông Phương Bất Bại tu luyện chính là Quỳ hoa bảo điển. Trong cuộc giao đấu cuối cùng của đời mình, Đông Phương Bất Bại một mình đấu với cả 4 đại cao thủ là Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh và Hứa Vân Thiên nhưng hắn vẫn chiếm được thế thượng phong và cả 4 người đều phải cúi đầu thừa nhận là không đánh thắng được Đông Phương Bất Bại.
Lệnh Hồ Xung khi ấy đã tu luyện được môn kiếm pháp vô địch thiên hạ là Độc Cô Cửu Kiếm, có thể nhìn thấy tất cả những điểm sơ hở của Đông Phương Bất Bại nhưng vì thân pháp của hắn quá nhanh nên tất cả các chiêu thức tấn công của chàng đều không trúng đích. Đông Phương Bất Bại chỉ bại vì một lý do duy nhất là trong lòng hắn có tâm ma và vì tà không thể thắng được chính.
https://www.youtube.com/watch?v=33-VPXevNhw
N.V