Napoleon cực giỏi dùng pháo binh, nhưng kiếm mới chính là thứ giúp ông chinh phục cả thế giới. Khi đạt được danh hiệu tối cao của nước Pháp sau một cuộc đảo chính là Hoàng đế nước Pháp, Napoleon đã tham gia chiến đấu với tất cả các cường quốc lớn ở châu Âu.
6 loại vũ khí “bá đạo” nhất của các anh hùng Tam Quốc
5 vũ khí cực kỳ lợi hại trong lịch sử loài người
Con người có vóc dáng nhỏ bé ấy lại khiến cho cả các nước lớn đảo điên, toàn châu Âu khốn đốn. Những cuộc chinh phạt này đã giúp nước Pháp lúc bấy giờ có được địa vị thống trị châu Âu. Gắn liền với những cuộc chinh chiến ấy chính là những vật tùy thân mà ông luôn mang theo người.
Thanh trường kiếm gắn với cuộc chiến ở Nga.
Giống như Đế quốc Đức mắc sai lầm nghiêm trọng khi dấn sâu vào lãnh thổ nước Nga, việc đưa quân chinh phục “chú gấu khổng lồ” năm 1812 đã khiến Napoleon phải ân hận suốt đời.
Chính cuộc chiến này đã dẫn tới sự hình thành liên minh thứ 6 năm 1814 nhằm chống lại Napoleon gồm các nước Áo, Phổ, Nga, Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Tây Ban Nha và một số tiểu quốc Đức.
Kết quả Pháp thua trận và Napoleon bị bắt rồi đày tới đảo Elba. Dù trốn thoát khỏi đảo, nhưng cuối cùng Napoleon cũng phải chết khi bị giam giữ trên đảo Saint Helena. Khi tới Nga, Napoleon đã mang theo một thanh trường kiếm mà sau này trở thành báu vật lịch sử khi là vật chứng lịch sử cho một thời kỳ đẫm máu, giữa 2 cường quốc, 2 thế kỷ, 2 cuộc cách mạng lớn và những nhân vật lịch sử đương thời.
Sau bao lần đổi chủ, ngày nay thanh kiếm này nằm trong bộ sưu tập của Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nga. Nếu như người Pháp gọi cuộc chiến với Nga là “cuộc hành binh Nga của Napoleon” thì với nước Nga đó là Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Thanh kiếm đã chứng kiến chững chiến dịch đẫm máu nhất những năm 1812 – 1814. Nó nhuốm không biết bao nhiêu máu người, trải qua không biết bao nhiêu trận chiến lớn nhỏ.
Không chỉ là cổ vật lịch sử, thanh kiếm còn mang trong mình giá trị nghệ thuật sản xuất vũ khí
Với phong cách Đế quốc đặc trưng, chuôi kiếm được làm bằng đồng mạ vàng, tay cầm xà cừ bọc lớp chỉ đồng thau với những đường đan bện tinh xảo. Phía cuối chuôi kiếm là hình đầu một con sư tử đang ngậm một chiếc vòng.
Napoleon rất thích sưu tầm các vũ khí chất lượng, nên lưỡi kiếm cũng làm bằng thứ thép luyện, được gọi là “nghệ thuật Damask”.
Nếu nhìn kỹ hơn chúng ta có thể thấy dòng chữ được khắc vô cùng tinh tế và sắc nét: “N. Bonaparte premier consul de la Republique Francuise” mà nghệ nhân bậc thầy Nichols Noah Bush thực hiện.
Bao quanh bề mặt lưỡi kiếm sắc là những hình trang trí biểu tượng quyền lực theo phóng cách của Đế chế La Mã.
Thế nhưng vẻ đẹp hoàn hảo của nó đã bị đánh mất như chính cuộc đời toàn thắng của chủ nhân sụp đổ khi bị người Cozak tấn công tại địa điểm nào đó gần Maloyaroslavets hay ngoại vi Gorodnii trong cuộc hành binh Nga của ông.
Nếu không có một thợ săn cứu giúp cũng như hai thống tướng Murat và Bessières, một số sĩ quan hầu cận đã quây xung quanh bảo vệ hoàng đế thì có lẽ ông đã bỏ mạng.
Sau đó, Napoleon lơ sợ đến nỗi ra lệnh cho viên ngự y đưa cho ông ta lọ thuốc phiện phòng khi bị bắt giữ.
Thanh kiếm trong cuộc chiến với Hồng quân
Sau này thanh kiếm còn đổi chủ và tham gia cả chiến trận trong đội ngũ Hồng quân, chính Napoleon đã tặng cho phái viên Nga khi bị giải tới đảo Elba. Chính vị phái viên này đã cứu tính mạng cho Napoleon trước những thích khách muốn giết chết ông dù ông đã bị tước ngôi vị. Vị phái viên đã tráo trang phục và giúp Napoleon thoát được kiếp nạn này.
Năm 1917 thanh kiếm được dòng họ quý tộc Nga của vị phái viên giữ gìn xem như báu vật đến khi bị lục soát cướp mất trong cuộc nội chiến ở Nga và tham gia vào đội ngũ Hồng quân.
Thanh đoản kiếm bất ly thân của Napoleon.
Trong những cuộc chinh chiến, còn có 2 thứ mà Napoleon luôn mang theo bên mình đó là một cây súng ngắn và một thanh đoản kiếm. Thanh kiếm này được chạm khắc vô cùng tinh xảo với hoa văn phức tạp, mặc dù chỉ dài chưa tới 100 cm nhưng nó đã được bán đấu giá tại Pháp và trở thành thanh kiếm được bán đắt giá nhất của Napoleon.
Thanh đoản kiếm này được nạm vàng, lưỡi kiếm có hình cong rất đặc biệt. Luôn theo ông trong mọi cuộc chiến lớn nhỏ. Tới năm 1800 nó mới rời xa chủ nhân khi chính Napoleon tặng nó cho em trai của mình làm quà cưới. Kể từ đó, thanh kiếm không bao giờ rời khỏi gia tộc Bonaparte. Tới năm 1978, thanh kiếm này trở thành báu vật quốc gia.
Theo trithuctre