Trong Aikido có vô số những động tác, ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập tới các vị trí đặc thù của nơi bị thương tổn mà không cần lý hội đến đòn tấn công được thực hiện. Chúng ta cũng sẽ xét các chuyển động của khớp chính trong mỗi trường hợp, vị trí của khớp liên quan đến kỹ thuật tương ứng.
Sau khi ta biết được các thành phần liên hệ trong động tác và các đặc tính của chấn thương thường xảy ra thì cách tốt nhất để tiến hành là phòng ngừa. Tránh việc xảy ra các thương tật. Nhưng một khi sự việc đã dĩ lỡ thì phải tìm cách hợp lý nhất để chữa trị, tái tạo và tái luyện. Giai đoạn trung gian phải được giao cho các y sĩ và trong một số trường hợp là chuyên viên vật lý trị liệu.
Trong điều trị các phương pháp sau đây được áp dụng:
1. Các cuộc giải phẫu lớn và điều trị nội trú
2. Các phương pháp bảo dưỡng bao gồm:
– Nghỉ ngơi, tập trung, xoa bóp (Massage) …
– Các thủ thuật không có tính giải phẫu:
+ Sửa các phần xương bằng cách căng kéo nhất thời.
+ Điều chỉnh trật đả.
+ Điều chỉnh lệch khớp bằng gây mê hoặc tê.
Đối với các loại tổn thương này việc nghỉ ngơi là rất quan trọng song song với:
– Bất động hóa.
– Làm nhẹ bớt phần bị tổn thương (chống nạng, xe đi…) cũng quan trọng không kém là:
1. Làm lạnh (chườm đá)
2. Hơi nóng khô (gối điện)
3. Thuốc kháng viêm:
– Bên ngoài (dầu, pomade)
– Bên trong (thuốc tự nhiên, thuốc thảo dược-chủ yếu là để tránh loét bao tử…) chẳng hạn như HARPAGOPHYTUM…
4. Thực phẩm giúp gia tốc quá trình phục hồi nếu có nhiều chất:
– Vitamin.
– Muối khoáng
– Protein đa phân tử
5. Việc luyện tập cơ thể có ảnh hưởng trên các tổn thương cấp tại chỗ và trên toàn cơ thể. Nếu được thực hành hợp thời và đúng đắn nó sẽ gia tốc về trị liệu các mô bị xâm hại. Khi chấn thương xảy ra người ta quan sát thấy ba giai đoạn :
1.Giai đoạn một:
* Thời lượng:
– Trong các tai nạn làm gãy xương cần thời gian để hình thành xương đệm.
– Trong các loại chấn thương và đứt cơ hoặc gân phải cần thời gian để hình thành mô làm sẹo.
* Thời gian:
– Thời lượng này tương ứng với thời gian cần thiết phải bất động hóa và bồi dưỡng tổng quát cho cơ thể, điều này khiến:
– Giảm thiểu các phản ứng bất lợi của cơ thể.
– Phòng ngừa các biến chứng.
– Tăng cường tuần hoàn máu.
* Để làm tốt việc đó phải:
– Gia tốc quá trình:
* Làm chặn đứng và tan biến các điểm xuất huyết.
* Phục hồi mô bị tổn thương.
– Phòng ngừa:
* Sự teo cơ.
* Sự bất động tuần hoàn.
* Sự hình thành
2. Giai đoạn hai:
* Thời lượng:
– Giai đoạn này bắt đầu khi việc bất động hóa chấm dứt, khi đệm xương được hình thành ở điểm gãy và khi cắt mũi may nơi các vết thương đã dính lại, kéo dài cho đến lúc sự phục hồi toàn bộ về mặt cơ thể học của mô bị tổn thương. Phải tiếp tục:
– Củng cố toàn bộ cơ thể.
– Hoàn thiện chức năng của nội tạng.
Tác vụ đặc thù:
– Tái lập cơ cấu đầy đủ của mô bị tổn thương.
– Tăng cường hệ thống cơ bắp.
– Tăng gia vận động các quan tiết.
– Phục hồi các hoạt động cơ bắp.
3. Giai đoạn ba :
* Cho đến hoàn toàn hồi phục:
– Các chức năng của cơ quan bị tổn hại trở lại bình thường.
– Sự hồi phục toàn bộ về mặt cơ cấu và chức năng của vùng bị thương tổn và trên khắp cơ thể.
– Việc thích ứng với cuộc sống hằng ngày với các công tác sản xuất được thực hiện suôn sẻ.
Ly Ly