Vì sao loạt bom tấn Trung Quốc 2016 thất bại?

Khi đánh giá về sự đìu hiu của màn ảnh Trung Quốc năm 2016, cơ quan ngôn luận có tiếng của nước này cho rằng bình luận tiêu cực từ khán giả là lý do của mọi việc.

Phim Trung Quốc bị tố ép diễn viên đóng cảnh phòng the
Monkey King Return: Phim Trung Quốc “nhái” poster bom tấn Warcraft

Năm 2016, Trung Quốc có không ít dự án phim thuộc hàng bom tấn được đầu tư lớn, kỹ xảo hoành tráng, dàn sao hạng A cùng đội ngũ sản xuất đáng nể. Mang theo nhiều kỳ vọng nhưng khi ra rạp, những bộ phim này bị chê bai thảm hại, doanh số không như dự đoán.

Không hề quá lời khi nói: 2016 là năm thất thu của điện ảnh Trung Quốc.

Bom tấn thành bom xịt trong năm 2016

Trong những năm qua, Trung Quốc luôn tự hào khi có thị trường khán giả rộng lớn, doanh thu điện ảnh hàng đầu thế giới. Một số báo cáo thống kê cho thấy 10 năm trở lại, doanh số phòng vé có mức tăng trưởng hàng năm đạt 30%.

bt1
Trường Thành trở thành nỗi ám ảnh với dàn sao hạng A. Ảnh: Sina.

Nhưng 2016 lại là câu chuyện khác, điện ảnh Trung Quốc chật vật mới hoàn thành chỉ tiêu. Bên cạnh đó là không ít dị nghị về việc Cục Điện ảnh đã phải can thiệp vào các thông tin thống kê doanh số một số phim để nâng chỉ tiêu.

Cơ quan chức năng trông đợi vào sự tỏa sáng trong tháng 12 của Trường Thành (phim do Trương Nghệ Mưu đạo diễn, Matt Damon và dàn sao lớn đóng chính), Thiết sơn phi hổ của Thành Long hay Người lái đò với sự góp mặt của Lương Triều Vỹ, Angelababy, Kim Thành Vũ.

Thống kê hôm 30/12 cho hay Trường Thành thu về gần 133 triệu USD, Thiết sơn phi hổ vượt 50 triệu USD, Người lái đò cũng dao động ở mức 50 triệu USD. Những con số khiêm tốn so với thành tích Kẻ trộm mộ ra mắt vào năm 2015.

“Xa hoa, hoành tráng nhưng nhạt nhẽo, chúng ta phải thừa nhận điện ảnh Trung Quốc ngày càng tụt hậu”, một ý kiến đánh giá được trích đăng trên Sina.

bt2
Bom tấn của Thành Long cũng đìu hiu. Ảnh: Mtime.

Nhân dân Nhật báo đổ lỗi cho khán giả

Sau những thành tích không như ý trong năm qua, Nhân dân nhật báo – cơ quan báo chí lớn của Trung Quốc đã lý giải về sự thất bại phim ảnh là do…khán giả. “Bình luận tiêu cực, nhảm nhí, vô trách nhiệm đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc”, tờ này viết.

Nhân dân Nhật báo chỉ đích danh 3 trang web bình luận nổi tiếng: Douban(được coi là Rotten Tomatoes Trung Quốc), MaoyanMtime là khởi nguồn cho trào lưu “dìm hàng” điện ảnh.

“Không phủ nhận phim điện ảnh của chúng ta còn tồn tại nhiều khuyết điểm nhưng chỉ trích từ đám đông hiện nay quá tiêu cực, ác ý, thiếu trách nhiệm trong phát ngôn, phá hủy nghiêm trọng nền điện ảnh Trung Quốc”, tờ Nhân dân Nhật báo đánh giá.

bt3
Hành động sông Mekong là bộ phim được chấm điểm cao và cũng thu về doanh thu khủng, thuộc top phim hấp dẫn hiếm hoi trong năm. Ảnh: Sina.

Theo tờ này, phim vừa ra mắt không lâu đã có vô số bình chọn thấp cùng nhận xét chửi bới khiến khán giả không mặn mà đến rạp.

Trên trang Douban, hôm 28/12, phim Trường Thành bị chấm 5,5 điểm (hơn 101.000 người chấm), Thiết sơn phi hổ 5,7 điểm (12.623 lượt đánh giá), Người lái đò qua sự nhìn nhận của 43.311 khán giả bị chấm 4,4 điểm.

Trên Maoyan, Trường Thành được 400.000 người xem chấm 8,4 điểm, 45 nhà phê bình đánh giá 4,9 điểm. Điểm số này giảm thậm tệ trong vài ngày gần đây. Cùng với đó là sự vắng vẻ tại các rạp chiếu. Trương Nghệ Mưu còn bị vùi dập là “nỗi nhục quốc gia” nên dự án cùng Matt Damon của ông trở thành bom xịt.

Phía truyền thông đặt câu hỏi về độ chính xác và khách quan của các bầu chọn. Họ cho rằng đã có sự lôi kéo thành hệ thống, cố tình vùi dập phim. “Chúng tôi không loại trừ khả năng hacker tấn công gây tranh cãi”, Nhân dân Nhật báo viết. Trên mạng xã hội rầm rộ thông tin Douban, Maoyan sẽ bị đánh sập.

Một số nhà phê bình cho rằng câu chuyện tranh cãi giữa người xem và ý kiến các nhà làm phim sẽ còn kéo dài nếu trong năm 2017 xuất hiện thêm những tác phẩm mới bị hắt hủi.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.youtube.com/watch?v=DoxfmELSohk

Theo Zing