Võ thuật nuôi dưỡng hay xóa bỏ tính bạo lực?

Bạo lực là bản chất của võ thuật nguyên thủy. Dù chúng ta có mô tả võ thuật bằng bất ngữ ngôn từ hoa mỹ nào, đó vẫn là sự thật. 

Giải đấu Boxing ngầm bạo lực nhất thế giới

Hãy cho con trẻ kỹ năng tự vệ trước bạo lực học đường

Võ thuật ngày nay gắn kết với yếu tố như văn hóa, giáo dục… đòi hỏi nó cần được biến đổi để phù hợp hơn với một thế giới đại đồng, nơi con người đang cố gắng loại bỏ những yếu tố gây chia rẽ con người như bạo lực, từ những cú đấm khi tranh cãi cho đến những cuộc chiến tranh. Thế nhưng, với bản chất nguyên thủy là bạo lực, rèn luyện bạo lực và tạo điều kiện tốt hơn cho các hành vi bạo lực, liệu võ thuật có phù hợp với thời hiện đại?

fotolia_8274189_m

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Psychopharmacology chỉ ra, khi con người thực hiện hành vi bạo lực, não bộ tiết ra hormone dopamine như một phần thưởng. Thậm chí hormone dopamine còn giúp não bộ con người có khả năng giả lập, tưởng tượng ra các tình huống bạo lực. Vì vậy, con người càng phát triển càng có xu hướng trở nên bạo lực, hung hãn hơn.

Một nghiên cứu khác vào năm 2008 cũng cho thấy bạo lực “là biểu hiện của sự tiến hóa giúp con người tồn tại được trên Trái Đất”. Trong nhiều nghiên cứu đáng tin cậy của giới khoa học, sự khao khát bạo lực là một trong mười cá tính rõ rệt nhất của loài người.

Bạo lực là một trong những bản năng tính cách rõ rệt nhất của con người.
Bạo lực là một trong những bản năng tính cách rõ rệt nhất của con người.

Như vậy, rõ ràng rằng Bạo Lực là điều đã ăn sâu vào tiềm thức loài người. Đó cũng là lời lý giải hay nhất về việc vì sao con người vẫn tiếp tục bạo lực, có xu hướng thích thực hiện các hành vi bạo lực, cũng như cổ vũ cho bạo lực (ẩu đả, những show diễn đấu vật như WWE), và đó cũng là lý do khiến nhiều giải thi đấu võ thuật bắt đầu nghĩ đến chuyện chấp nhận để các võ sĩ đổ máu nhiều hơn trước khi được yêu cầu dừng thi đấu.

Vậy Võ thuật kềm hãm hay cổ vũ bạo lực?

Trên thực tế, phải thừa nhận rằng võ thuật CÓ xây dựng bạo lực trong mỗi con người.

Võ thuật cho con người một môi trường an toàn, hợp lý để thực hiện các hành vi “gần” với bạo lực. Nó cũng đồng thời giúp cơ thể bạn tập ý thức được sự tồn tại, cũng như mức độ của hoormone bạo lực, từ đó kiểm soát tốt hành vi trong mọi trạng thái tâm lý. Có thể thấy rất nhiều vụ ngộ sát xảy ra trên toàn thế giới lại có nguyên nhân từ việc hung thủ không ý thức được khả năng sát thương của mình ở mức nào. Như vậy, nếu xem bạo lực là một “đống rác” cần loại bỏ khỏi xã hội văn mình thì võ thuật là nơi an toàn, hợp lý và lành mạnh để trút bỏ nó. Chúng ta không thể loại bỏ một thứ thuộc về bản năng con người – như khoa học đã chứng minh đó là bạo lực. Chúng ta chỉ có thể “lái” nó đi theo chiều hướng an toàn hơn.

Tập luyện võ thuật đúng bài bản là cách để khống chế bạo lực.
Tập luyện võ thuật đúng bài bản là cách để khống chế bạo lực.

Mặt khác, nếu như hoormone có thể khiến chúng ta tăng tính bạo lực thì nên nhớ, hoormone cũng bị tiêu biến theo thời gian và sinh ra trong những điều kiện nhất định như khi đối mặt với nguy hiểm. Việc tập luyện võ thuật sẽ hình thành hai tác động gián tiếp khống chế bạo lực. Thứ nhất, đó là tạo ra môi trường để  “xả” các yếu tố tâm lý ham muốn bạo lực. Thứ hai, việc tập võ thuật bài bản và có rèn luyện đối kháng sẽ giúp não bộ làm quen với các tình huống bạo lực hơn và gia tăng giới hạn kích thích sản sinh hoormone. Lấy một ví dụ đơn giản: một người chỉ biết bắt nạt người khác và hiếm khi gặp nguy hiểm khi đối đầu sẽ không quen với nguy hiểm thực sự và dễ sản sinh các hoormone kích thích bạo lực để kháng cự, đồng thời “tận hưởng” các hiệu ứng từ hoormone dopamine; trong khi đó một người quen với võ thuật, với đối kháng sẽ thấy việc thượng cẳng tay hạ cẳng chân là quen thuộc và bản thân họ sẽ kiểm soát hành vi bạo lực tốt hơn, khó kích thích các hoormone tăng cường tính bạo lực hơn.

Võ thuật là công cụ bảo vệ kẻ yếu hay bắt nạt kẻ yếu, điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cách dạy, cách học và cách kiểm soát bạo lực.
Võ thuật là công cụ bảo vệ kẻ yếu hay bắt nạt kẻ yếu, điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cách dạy, cách học và cách kiểm soát bạo lực.

Như vậy, xét về mặt khoa học, võ thuật vừa là công cụ nuôi dưỡng, vừa có khả năng khống chế tính bạo lực ở mỗi người. Việc chúng ta nghiêng về phía tích cực hay tiêu cực của võ thuật phụ thuộc vào cách thức tập luyện cũng như xây dựng mục đích tập luyện lành mạnh ngay từ đầu.

Phạm Vũ