(VoThuat.vn) – Taekwondo là môn võ quốc gia của Hàn Quốc và là loại hình võ đạo thường xuyên được luyện tập ở nước này.
- Những bài tập đỉnh cao dành riêng Taekwondo đối kháng
- Giải Taekwondo Bãi biển Thế giới sẽ chấp nhận VĐV mặc… áo ba lỗ
Vốn xuất hiện ở Hàn Quốc từ rất sớm, có thể nói môn võ đã được bắt nguồn từ triều đại Cao Câu Ly vào năm 37 trước công nguyên khi các bậc tiền nhân đã khắc những hình ảnh về thế tấn, đòn võ… trên vách đá. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những biến thiên của thời cuộc và những cuộc thay đổi đột ngột trong kỹ thuật, Taekwondo vẫn giữ cho mình một vị thế riêng trong nền thể thao Hàn Quốc và được truyền sang những nước lân cận.
Tuy đã vươn ra thế giới, song Taekwondo vẫn giữ được cho mình một hệ thống những thuật ngữ cơ bản (tên gọi vốn có khi ở “đất mẹ”) được sử dụng trong tập luyện lẫn thi đấu.
TRONG TẬP LUYỆN TAEKWONDO:
- Về tư thế:
Nghỉ (Stand) – Soegi (thường đọc tắt là Soe)
Nghiêm (Attention) – Chariot
Chuẩn bị (Ready) – Choonbi
Bắt đầu (Start) – Shijak
- Về vị trí:
Hạ đẳng (Legs) – Aree
Trung đẳng (Body) – Momtong
Thượng đẳng (Face) – Olgul
Phía trong – An
Phía ngoài – Bakat
- Những thế tấn trong luyện tập:
Trung bình tấn – Juchum Seogi
Tấn trước (tấn ngắn, tấn đi bộ) – Ap Seogi
Tấn dài – Apkubi Seogi
Tấn sau – Dwitkubi Seogi
- Động tác:
Đỡ (block) – Makki
Đấm (punch) – Jireugi
Đá (kick) – Chagi
- Các đòn đá cơ bản:
Đá tống trước – Ap Chagi
Đá tống sau – Dwi Chagi
Đá tống ngang – Yop Chagi
Đá vòng cầu – Dolliyo Chagi
Đá chẻ – Naeryo Chagi
Đá quay – Bituereo Chagi (ở VN thường gọi là Bandae Chagi)
- Số đếm – số thứ tự:
1 – hana – il
2 – dul – i
3 – set – sam
4 – net – sa
5 – ta sot – ô
6 – yo sot – yuk
7 – il kop – chil
8 – yo dol – pan
9 – a hop – gu
10 – yol – ship
- Tên một số bài quyền trong Taekwondo:
Bài quyền số 1: Taegeuk il-jang
Bài quyền số 2: Taegeuk E-jang
Bài quyền số 3: Taegeuk Sam-jang
Bài quyền số 4: Taegeuk Sa-jang
Bài quyền số 5: Taegeuk Oh-jang
Bài quyền số 6: Taegeuk Yook-jang
Bài quyền số 7: Taegeuk Chil-jang
Bài quyền số 8: Taegeuk Pal-jang
Bài quyền số 9: Koryo
Bài quyền số 10: Kumgang
Bài quyền số 11: Taebaek
Bài quyền số 12: Pyongwon
Bài quyền số 13: Sipjin
Bài quyền số 14: Jitae
Bài quyền số 15: Chonkwon
Bài quyền số 16: Hansu
Bài quyền số 17: IIYO
TRONG THI ĐẤU VÀ BIỂU DIỄN TAEKWONDO
- Những khẩu lệnh của trọng tài trong trận đấu:
Trọng tài sẽ ra khẩu thủ lệnh “Chung, Hong”. Cả 2 võ sĩ sẽ cùng vào khu vực thi đấu với nón bảo hộ cầm ở tay trái và đứng đối diện nhau.
Trọng tài sẽ ra khẩu thủ lệnh “Cha-ryeot”, “Kyeong-rye”, 2 người sẽ đứng chào nhau.
Trận đấu bắt đầu, khi trọng tài ra khẩu thủ lệnh “choon-bi” và “Shijack”.
Sau khi trọng tài có khẩu thủ lệnh “Keuman”, 2 võ sĩ sẽ di chuyển vào khu vực thi đấu với tay trái cầm nón bảo hộ và đứng đối diện nhau, chào.
Giữ cho mình hệ thống thuật ngữ từ “đất mẹ”, Taekwondo đã dần khẳng định mình trên trường quốc tế. Lớn mạnh, liên tục bổ sung, cải tiến, va chạm với nhiều bộ môn võ thuật khác, những gì thuộc về Taekwondo chúng ta thấy ngày hôm nay là công sức của bao nhiêu thế hệ võ sinh dày công gây dựng.
Vừa tích luỹ và gìn giữ được kinh nghiệm chiến đấu của dân tộc Triều Tiên, vừa nhạy bén chọn lọc và tiếp thu tinh hoa võ thuật từ nhiều môn võ, kĩ thuật Taekwondo ngày nay pha trộn nhiều yếu tố xưa cũ – hiện đại; vẫn coi trọng yếu tố chuẩn mực, chính xác như nhiều môn võ truyền thống, vừa đề cao tính hiệu quả, thực tế chiến đấu như võ thuật hiện đại, Taekwondo đã từ lâu thoát khỏi cái bóng “Karate Hàn Quốc” (Taekwondo đã từng bị hiểu lầm như thế trong suốt thời kì Karate du nhập vào Hàn Quốc), có được chỗ đứng xứng đáng của mình trên bản đồ võ thuật thế giới.
https://youtu.be/OibmZ1eevw0
Vân Trúc