Bao cát là loại dụng cụ được sử dụng nhiều trong tập luyện võ thuật, tuy nhiên cần lưu ý một số nguyên tắc để tránh gây tổn hại cho tay chân và ảnh hưởng đến những đòn thế của người tập.
2 điều nên tự hỏi trước khi tập luyện võ thuật
3 thói quen cần có nếu bạn thích tập luyện buổi sáng
Ở Việt Nam hiện nay bạn có hai chọn lựa là loại bao vải bố và bằng da. Nếu sử dụng loại vải bố sẽ khiên tay bạn chai và đấm có cảm giác rát. Còn loại bằng da thì đấm rất “sướng tay”, dù mới tập hay đã tập lâu bạn cũng nên sử dụng loại bao da.
Bao cứng hay không phụ thuộc bạn dồn bao cát với chất liệu gì. Gọi là “bao cát” nhưng hiện nay chẳng ai lấy cát để dồn bao nữa vì sau một thời gian đấm sẽ khiến bao cứng như đá, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến người tập. Tốt nhất nên dồn bao đấm bằng hạt cao su hoặc loại mút xốp. Hạt cao su có kích thước 0.5mm-3.5mm có độ đàn hồi cao, giúp bạn có cảm giác cực tốt khi tập luyện, từ đó giúp bạn nhanh chóng thích nghi và nâng nhanh tốc độ tập luyện. Tỷ trọng của cao su tương đối lớn, bạn không phải nhồi quá chặt do đó không phải chọn bao tập quá lớn phù hợp với việc tập luyện của mình. Sử dụng hạt cao su sẽ không bao giờ bị tình trạng dồn đáy như với cát nên bạn hoàn toàn yên tâm. Dồn chặt với hạt cao su giúp bao vừa nặng vừa có độ đàn hồi, rất hữu dụng cho người đấm bao.
Vật liệu thứ hai được ưa chuộng trong dồn bao cát là mùn cưa, bạn chỉ cần đến các tiệm cưa gỗ và xin một ít mùn cưa để dòn bao. Tuy nhiên vật liệu này cũng gặp tình trạng dồn đáy như cát, càng tác động lên bao nhiều thì mùn cưa càng dồn xuống và dần bao đấm cũng sẽ rất cứng. Một số người quan niệm rằng dồn bao đấm bằng mùn cưa là một cách luyện ngạnh công vì mùn cưa cứng dần qua thời gian luyện tập.
Dù là vậy nhưng tốt nhất nên sử dụng loại bao cát bằng hạt cao su. Một bao đấm tốt ngoài chất lượng vỏ thì bao cần có trọng lượng và độ đàn hồi nhất định. Trong luyện tập đôi khi chúng ta đấm sai động tác sẽ gây chấn thương, nếu bao cát quá cứng sẽ gây chấn thương nặng hơn. Còn với đòn chân thì theo khuyên bảo của nhiều người thì nên tập với bao mềm vì ban đầu còn không đá chưa đúng kỹ thuật nên có thể dùng bao mềm để tập và sửa động tác từ từ.
Ngoài ra để tránh tình trạng bị lủng đáy do dồn cục xuống bạ nên để xếp hai thanh gỗ hình chữ thập dưới đáy bao. Để bao không xảy ra tình trạng bị gãy khi tung đòn bạn đóng thêm một khúc gỗ tròn ở giữa bao rồi mới trộn mùn cưa hay hạt cao su vào.
Nguyễn Thái