Những gương mặt VĐV Việt Nam nổi bật tại Asiad 2014

Nguyễn Hoàng Ngân – VĐV Karatedo

“Nữ hoàng Kata” Nguyễn Hoàng Ngân sau trận đấu tranh vàng với VĐV Nhật Bản Shimizu Kiyou mới chỉ 21 tuổi nhưng được đánh giá là một trong những võ sĩ tiềm năng nhất tại Asiad lần này. Dù đã thể hiện rất tốt tại trnận chung kết nhưng Hoàng Ngân vẫn không thể thuyết phục được các giám khảo. Tổng điểm là 5-0 nghiêng về võ sĩ người Nhật Bản – Shimizu Kiyou.

h1

Trượt vàng song kết quả mà Ngân nhận được vẫn được đánh giá cao khi thể hiện rất tôt các phần thi đấu của mình. Phát biểu sau khi giành HCB, Hoàng Ngân cho biết: “Thực sự em cảm thấy rất đáng tiếc vì đã không thể mang huy chương vàng về cho đất nước. Em đã hoàn thành các bài thi với nỗ lực cao nhất của mình, đáng tiếc trong bài thi chung kết có một số điểm chưa được hoàn thiện. Đối thủ người Nhật Bản là một võ sĩ trẻ nhưng cô đã có màn thể hiện tốt và rất cố gắng.”

 Phan Thị Hà Thanh – VĐV Thể dục dụng cụ

 Trước ngày ASIAD 17 khởi tranh, nhiều ý kiến đánh giá Hà Thanh sẽ cạnh tranh tấm huy chương vàng của Á vận hội lần này. Tuy nhiên, trên thực tế, có vào cuộc mới thấy ở đấu trường có sự cạnh tranh khốc liệt như thế này thì có huy chương cũng đã là đáng quý lắm rồi. Phan Thị Hà Thanh – nữ VĐV mang về 1 HCB, 1HCĐ cho lịch sử thể dục dụng cụ Việt Nam. h2

Chỉ 1 ngày sau khi giành tấm HCĐ lịch sử cho thể dục dụng cụ Việt Nam ở đấu trường ASIAD, Phan Thị Hà Thanh lại xuất sắc giành tấm HCB nội dung cầu thăng bằng. Những tấm huy chương của Hà Thanh rất đáng giá Châu Á là khu vực mà thể dục dụng cụ (TDDC) phát triển mạnh nhất thế giới, Asiad lại là đấu trường mà các cường quốc TDDC như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên luôn cử những VĐV tốt nhất của mình tham dự.

chua dat huy chuong nhung la niem tu hao
Chưa đạt HCV nhưng thành tích của Hà Thanh là niềm tự hào của cả Việt Nam

Tấm huy chương bạc nội dung cầu thăng bằng mà Phan Thị Hà Thanh mang về cho Đoàn Thể thao Việt Nam đã thỏa lòng mong đợi của người hâm mộ và ban huấn luyện cũng tự hào về những gì Hà Thanh đã làm được. Trong quá khứ, Phan Thị Hà Thanh đã từng nhiều lần đăng quang tại Cúp Thể dục dụng cụ thế giới, nhiều giải đấu quốc tế lớn, nhỏ khác nhưng ở các giải đấu đó, vẫn thiếu nhiều vận động viên hàng đầu của châu Á và thế giới. Thế nhưng, tại ASIAD thì lại khác vì tất cả những gương mặt ưu tú nhất của Thể dục dụng cụ châu Á đều góp mặt để cạnh tranh huy chương, mang vinh quang về cho đất nước mình.

Thạch Kim Tuấn – VĐV cử tạ

 Chàng trai vàng của cử tạ Việt Nam, Thạch Kim Tuấn đã phá kỷ lục Asiad ở nội dung cử giật, hạng cân 56kg với thành tích 134kg. Kỷ lục cũ là 133kg thuộc về chính đối thủ mà anh đang cạnh tranh trực tiếp, WU Jingbiao, người Trung Quốc.

thach kim tuan mon cu ta
Thạch Kim Tuấn – VĐV Việt Nam phá kỉ lục Asiad

Tuy  không thể mang về tấm HC vàng môn cử tạ ở hạng cân 56kg tại Asiad Incheon. Nhưng đây vẫn là thành tích đáng khen ngợi của chàng trai đến từ vùng đất Bình Thuận. Thạch Kim Tuấn phá 2 kỷ lục Á vận hội ở nội dung cử giật (134 kg) và tổng cử (294 kg), nhưng nhà ĐKVĐ thế giới người Triều Tiên Om Yun Chol lại phá chính kỷ lục tổng cử của Kim Tuấn với mức 298 kg, đồng thời lập kỷ lục thế giới cử đẩy với mức 170 kg.

 Nguyễn Thị Ánh Viên – VĐV bơi lội

 Nguyễn Thị Ánh Viên, cô giành đến 2 HCĐ tại Á vận hội lần này. Đấy cũng là toàn bộ số huy chương mà bơi Việt Nam từng có được trong lịch sử các lần tham dự Asiad.

h5
Nữ kình ngư Việt Nam

Rất nhiều chuyên gia đánh giá Ánh Viên đã có màn trình diễn đạt yêu cầu khi vượt xa kỷ lục SEA games với chỉ số 2 phút 12 giây 25 ở nội dung 200 m bơi ngửa. Đây là thành tích tốt nhất của Ánh Viên từ trước đến nay ở nội dung này, vượt 22% giây so với thành tích từng giúp cô giành HCB ở giải vô địch châu Á 2012.

anh vien
Ánh Viên và chiếc HCĐ bơi lội

Sau khi kết thúc Asian Games, Ánh Viên sẽ tiếp tục tập luyện để chuẩn bị cho những đích nhắm xa hơi như Giải vô địch thế giới 2015 và Olympic 2016. Ngoài ra, cô cũng không bỏ qua mục tiêu thống trị đường đua xanh SEA Games 2015 tại Singapore.

Mộng Ly (Tổng hợp)