Trong lịch sử thế giới cổ đại, những đội quân huyền thoại cùng những vị tướng tài ba đã góp phần giúp một đất nước hùng mạnh và chinh chiến ở nhiều nơi. Cùng Vothuat.vn điểm lại 10 đội quân tinh nhuệ được cho là hùng mạnh nhất lịch sử cổ đại.
10. Đội quân Phalanx Macedonia
Đây là một chiến thuật bộ binh sớm, có thể dễ dàng đánh bại đối phương với số lượng vượt trội. Vào thời ấy, đây được coi là chiến thuật mới. Đội quân này được trang bị vũ khí hạng nặng, tay trái cầm khiên tròn có đường kính khoảng 1m, tay phải cầm thương có chiều dài khoảng 2m, đội hình được xếp ngay ngắn và dày đặc.
Tuy nhiên, chiến thuật này cũng có nhược điểm, đó là nếu như đối phương tấn công phía sau hoặc tấn công ở phía bên mà không phải ở chính diện thì đội quân này dễ dàng bị đi đến chỗ chết.
9. Đội quân Byzantine
Đội quân này phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn Justinian. Trước thế kỷ 11, Byzantine vẫn là đội quân mạnh nhất ở vùng cận đông. Khả năng phòng ngự của họ được cho là mạnh nhất thế giới, các kỵ binh đều mặc áo giáp mang theo giáo và cung tên.
8. Đội quân La Mã
Các quân đoàn của đội quân La Mã được hình thành từ khoảng 5.000 bộ binh hạng nặng được tuyển dụng từ các công dân La Mã. Đội quân La Mã được xưng là bá chủ thế giới Địa Trung Hải, bắt đầu thời kỳ chế độ cộng hòa.
Ở Địa Trung Hải, đội quân La Mã đã tiến hành vô số các cuộc chiến và đánh bại nhiều dân tộc khác nhau như người Gauls, Samnites, Ý, Epirus, Syracuse…
7. Kỵ binh Teutonic Knights
Kỵ binh này ra đời tương đối muộn nhưng sức chiến và tầm ảnh hưởng của nó lại mạnh nhất. Trong lịch sử e rằng không có đội quân nào có thể giống như Teutonic Knights, có thể một mình chống cự với cả một quốc gia kéo dài đến trên 100 năm.
Mặc dù đội quân này không phải là bách chiến bách thắng, nhưng ở thời kỳ toàn thịnh, Teutonic Knights đã thực sự kiểm soát toàn bộ phía đông khu vực biển Baltic.
6. Kỵ binh Mông Cổ
Cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13, đội quân khác thường này do Thành Cát Tư Hãn sáng lập và do người kế thừa của ông nắm giữ một đội.
Đội quân này thoát khỏi sự trói buộc của tư tưởng quân sự truyền thống ở Châu Âu. Nó hình thành nên một đế chế có quy mô lớn chưa từng có trên thế giới.
5. Kỵ binh dân tộc Hung Nô
Tính cơ động của đội quân này rất cao. Chiến thuật đặc biệt của kỵ binh này khiến người ta phải khiếp sợ, hơn nữa cách tấn công nhanh như tia chớp khiến đối phương phải mất hồn mất vía. Kỵ binh này có thể thay thế nhiều lần ngựa trong một ngày, không ngừng tiến lên, khiến cho quân địch chỉ nghe tin đã sợ. Hơn nữa, kỵ binh này còn có một loại vũ khí sắc bén là cung, nó có sức lợi hại hơn cung của phương Tây.
4. Quân đội nhà Hán
Đương thời, quân đội nhà Hán và đội quân La Mã là hai thế lực hùng mạnh nhất thế giới. Nhưng trong tác chiến với các dân tộc du mục thì chiến tích của nhà Hán mạnh hơn của đội quân La Mã rất nhiều. Quân Hán có sức chiến mạnh, bộ binh có tổ chức nghiêm mật, đồng thời kỵ binh hạng nhẹ của nhà Hán được coi là có thực lực mạnh nhất trong lịch sử.
Họ sử dụng nhiều nỏ nên có ưu thế lớn hơn đội quân của các quốc gia khác trong các trận chiến. Có thể nói, quân đội nhà Hán là mô hình quân đội điển hình toàn năng trong lịch sử nhân loại.
3. Thập Tự Quân
Thập Tự Quân có thành viên hỗn tạp nhất. Mặc dù các cuộc chinh phạt phía đông đều là kết thúc trong thất bại nhưng sức chiến của Thập Tự Quân vẫn không thể bỏ qua. Họ được trang bị vũ khí tấn công như trùy…
Thông thường họ dùng đội hình tác chiến, kỵ sĩ ở phía trước, bộ binh ở phía sau, sử dụng tàu chở hàng cỡ lớn chuyển vận quân đội và vũ khí. Tổ chức hiệp đồng tác chiến giữa lục quân và hải quân.
2. Bộ binh hạng nặng Sparta
Sparta là đội quân chuyên nghiệp đầu tiên trong lịch sử, có ý chí kiên cường và tính kỷ luật nghiêm ngặt. Trong cuộc chiến Peloponnesian 9 vạn quân bộ binh hạng nặng Sparta đã khiến cho người Athens trong mấy năm liền chỉ có thể “co đầu rụt cổ” trong nội thành.
Trong cuộc chiến Ba Tư, chỉ 500 tên binh sĩ Sparta dẫn theo 3000 quân Hy Lạp chiến đấu bất phân thắng bại với 100.000 quân Ba Tư. Cuối cùng, Ba Tư phải dựa vào sự chỉ dẫn của kẻ Hy Lạp phản bội mới miễn cưỡng chiến thắng được.
1. Quân đội nhà Đường
Đường quân là một đội quân hùng mạnh do nhiều dân tộc hợp thành. Kỵ binh Đường quân có phân chia thành mức độ nặng nhẹ khác nhau. Huyền Giáp Binh (đội quân giáp đen) là do Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) lập ra, người được trang bị áo giáp, ngựa cũng được trang bị đồ bảo vệ.
Kỵ binh hạng nặng mặc dù không nhiều nhưng bởi vì được phòng hộ tốt, lực tấn công lớn, chủ lực là tấn công dã chiến. Đường quân bao gồm, một quân đoàn có 12500 người, dưới quân là doanh, dưới doanh là đoàn, mỗi đoàn quản lý 2 lữ, mỗi lữ là 100 người. Đường quân là thuộc loại tinh nhuệ nhất về chất lượng và đứng đầu về số lượng.
Mỗi binh sĩ trong Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen đều phải rất thiện chiến, mỗi người trong số họ đã được lựa chọn từ trong số vô số các ứng cử viên.
Có lần Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen đã đánh bại kẻ thù có lực lượng đông gấp mười lần. Đội quân này đã giết và bắt giữ hơn 6.000 binh sĩ của đối phương. Trong trận Hổ Lao, Lý Thế Dân lại một lần nữa thống lĩnh Đội Quân Áo Giáp Sắt Đen như một lực lượng tiên phong. Ông đã ra lệnh cho 3.000 lính kỵ binh trực tiếp tấn công đối phương. Đội quân đã đánh bại lực lượng của Đậu Thập Dư với hơn 100.000 binh lính và đã bắt giữ hơn 50.000 người. Vương Thế Sung đã bị đẩy đến tuyệt vọng và sau đó phải đầu hàng. Nhờ chiến thắng này, Lý Thế Dân đã được Đường Cao Tổ phong làm Hoàng đế của nhà Đường, một ngôi vị cao hơn hết thảy những người khác. (Đường Cao Tổ là Lý Uyên, cha của Lý Thế Dân, và là vị Hoàng đế khai quốc của nhà Đường.)
Tổng hợp