Học cách phát sức là phần quan trọng trong học võ tự vệ. Biết chiêu thức là một chuyện, và phát được một lực mạnh là chuyện khác. Có nhiều cách phát sức, và mỗi người có mức độ dùng khác nhau sức lực tiềm năng của mình.
Học cách phát sức là phần quan trọng trong học võ tự vệ. Biết chiêu thức là một chuyện, và phát được một lực mạnh là chuyện khác. Có nhiều cách phát sức, và mỗi người có mức độ dùng khác nhau sức lực tiềm năng của mình.
Chữ “sức” (power) vì từ này dùng tương đương với từ “lực” (force – dù từ này đúng với nghĩa khoa học hơn) mà nhiều người khác dùng. Phần lớn mọi người đều cho rằng ‘sức’ liên quan đến sự to lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một người to lớn hơn luôn thắng được người bé hơn trong giao đấu. Ngoài tốc độ và sự phản xạ, ở đây còn có vấn đề về việc một người dùng được bao nhiêu phần sức lực của mình. Mỗi người, về lý thuyết, đều có thể dùng được tối đa 100% sức, mà trong thực tế không bao giờ đạt được. Theo Định luật của Newton về chuyển động: Sức mạnh = Khối lượng x Gia tốc.
Trọng lượng của một người là quan trọng, nhưng nếu chuyển động của họ chậm và không hợp nhất, thì sức cũng bị giảm. Với một trọng lượng cho trước, một cú đấm có gia tốc ngày càng tăng sẽ có sức càng lớn hơn là cú đấm có gia tốc thấp hơn, hay chuyển động với vận tốc không đổi (gia tốc bằng không), thậm chí đang bị chậm đi (gia tốc âm) khi đến đúng điểm đánh.
Thả lỏng là rất quan trọng trong việc luyện được gia tốc tối đa. Nếu cơ của bạn căng cứng, thì không chỉ khó xuất chiêu mà chiêu thức cũng rất chậm. Hãy thử thí nghiệm sau để hiểu tầm quan trọng của thả lỏng: Đầu tiên, căng các cơ bắp tay, giữ cho chúng cứng với các cơ co toàn bộ rồi đánh ra. Ghi nhận lại cảm giác của cú đánh. Bây giờ, thả lỏng toàn bộ cánh tay, rung tay để có thư giãn tòan bộ cho đến khi cảm thấy lỏng, rồi đánh ra, chỉ căng lên khi đến đúng điểm đánh. Cú đấm nào dễ hơn và nhanh hơn? Cú nào dùng ít sức lực hơn? Cú đấm nào ít lộ hơn và do vậy khiến đối thủ khó đỡ hơn? Bạn có thể thấy thả lỏng có tác dụng, không chỉ tạo ra sức, mà còn tiết kiệm sức và gây cảm giác tự nhiên trong mọi chiêu thức.
Khi xem xét dùng trọng lượng cơ thể để phát sức, yếu tố quan trọng không hẳn là tổng trọng lượng cơ thể, mà là mức độ sử dụng tổng trọng lượng đó. Một cú đánh, nếu chỉ dùng 10 kg của tay và vai sẽ có sức kém hơn một cú đánh dùng 30-50kg của trọng lượng cơ thể khi có phối hợp. Điều tương tự với các cú đá. Bạn không thể dùng trọng lượng cơ thể của mình theo cách tốt nhất nếu không có thăng bằng tốt.
Thông qua luyện tập thường xuyên, thế tấn này dần dần cho cảm giác tự nhiên. Bằng cách thu tòan thân gắn về eo, thượng bàn và hạ bàn hoạt động như một thể thống nhất chứ không cho thân thể ngả nghiêng. Sự thu về này đạt được là nhờ giữ các cơ ở mông, lưng dưới và cơ hoành vững chắc. Nếu thân nghiêng, không những bị mất thăng bằng mà còn không thể dùng được toàn bộ trọng lượng cho cú đánh. Sức được ra mạnh nhất chỉ khi bạn đánh thẳng hướng mà thân mình đang đối diện, và thân thể cũng chuyển động chính xác cùng với thời gian của cú đánh. Sức lực sẽ giảm nếu cú đánh không theo hướng trước mặt – có nghĩa là bạn đã tự giảm sức của mình đi.
Ngoài việc luyện phát sức, điều quan trọng không kém là học cách hóa giải sức của đối phương không chỉ dựa trên trọng lượng và sức lực của mình. Sẽ thế nào nếu đối thủ của bạn to và khỏe hơn bạn nhiều lần? Nếu bạn ngăn chặn trực diện, bạn sẽ khó có thể dừng được cú đánh của đối thủ này.
Tóm lại, hai yếu tố quan trọng để phát sức là trọng lượng và gia tốc. Gia tốc đạt được nhờ thả lỏng, tập trung tinh thần và kiểm soát cơ bắp. Trọng lượng được sử dụng hiệu quả thông qua phát triển thế tấn và tập luyện sự hợp nhất của thân thể cả với hướng đánh, lẫn thời điểm đánh để đạt được mức độ tối đa tại điểm đánh.
Sưu tầm