Trong phim võ hiệp Kim Dung, Cửu Dương thần công là tu luyện nội công và bảo vệ thân thể.
Cửu Dương thần công là pho sách võ thuật chỉ dẫn cách luyện nội công của Phật môn xuất hiện trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Hồng Kông Kim Dung. Trong tiểu thuyết này, Kim Dung mô tả Cửu Dương thần công là bộ sách luyện nội công trong bộ Kinh Lăng Già mà tác giả là Đạt Ma Sư tổ của Thiếu Lâm tự.
Có nhiều người học được một phần hoặc toàn phần Cửu Dương thần công, nhưng chỉ có Giác Viễn và sau này là Trương Vô Kỵ học được toàn vẹn Cửu Dương thần công nguyên bản. Trương Vô Kỵ khi bị kẻ thù truy đuổi trên núi tuyết Côn Luân đã vô tình lạc vào thung lũng nơi có con vượn bị nhét bộ sách Cửu Dương thần công vào bụng. Cũng vì nuốt bộ sách, nên con vượn già đã mang bệnh suốt trăm năm. Trương Vô Kỵ đã mổ bụng cứu vượn và vô tình học được toàn bộ nội công Cửu Dương thần công.
Trương Vô Kỵ dùng nội công này đẩy toàn bộ hơi hàn độc của Huyền Minh thần chưởng đang đe dọa mạng sống của mình, đồng thời trở thành người có nội lực hùng hậu nhất. Sau này, cùng với võ công Càn khôn đại nã di, Vô Kỵ đã trở thành cao thủ võ công tuyệt đỉnh trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký. Trước khi rời khỏi hẻm núi hoang này, Vô Kỵ đã chôn bộ kinh trong hẻm núi và sau đó không ai còn nghe về hành trình của bộ sách này.
Trương Vô Kỵ dùng Cửu Dương thần công đánh lại Diệt Tuyệt Sư Thái.
Theo mô tả của Kim Dung, nếu như Cửu Âm chân kinh (thuộc về Âm tính – lạnh) là sách dạy các chiêu số võ công để thắng địch thì Cửu Dương thần công lại là bộ sách tu luyện nội công và bảo vệ thân thể. Khi luyện thành, trong mình người học sẽ có nội công Cửu Dương thần công mang tính Dương (nóng). Cửu Dương thần công có thể hóa giải sự tấn công của các nguồn lực khác, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài.
Vì thế, Trương Vô Kỵ luôn được sự bảo vệ của Cửu Dương thần công và không bị bất kỳ một nguồn nội lực hay độc tính nào xâm phạm. Ngoài Trương Vô Kỵ, Giác Viễn, Trương Quân Bảo, Quách Tương, Vô Sắc, còn có Không Kiến thần tăng của Thiếu Lâm cũng là cao thủ về Cửu Dương thần công.
Theo Giáo dục Việt Nam