Bao cát là loại dụng cụ được sử dụng nhiều trong tập luyện võ thuật, nhưng cần lưu ý một số nguyên tắc khi tập luyện với bao cát để tránh gây tổn hại cho tay chân và ảnh hưởng đến những đòn thế của người tập.
Bao cát có khá nhiều loại, loại treo, đứng dành cho từng kiểu tập khác nhau.
– Khi tập nên quan trọng nhất là biết được sức nặng cần thiết của mình so sánh với bao cát, một người 50 ký không nên đánh bao nặng hơn 3/4 trọng lượng chính cũa thân thể mình.
– Khi tập không nên tập hoài 1 kiểu đấm hay đá duy nhất, mà phải thay đổi đòn thế, tập hoài 1 kỹ thuật nó sẽ tạo nên thoái quen khó đánh được đòn khác.
– Nên bắt đầu tập bao cát nhét ruột bằng vải, sau đó bỏ thêm chút mạt cưa vào, sau đó thì dùng những cái khác như mạt cưa nặng, cát và đừng quá vội mà hư tay chân.
– Cách tập bao cát thì nên 2 người đứng 2 hướng khác nhau đấm đá ngược hướng đễ tạo sức mạnh cho cả 2 người.
– Nên mang bao tay để đấm bao cát, không để tay chân chai đá.
Tập bao toàn cát nên cẩn thận, tính cho phù hợp về số lượng lần tập, tăng dần khối lượng, không giục tốc bất đạt mà chấn thương mang hại về sau. Điều quan trọng nhất là phải có thuốc xoa bop trước và sau khi tập, hiệu quả tập luyện khá hay nhưng cần nỗ lực vì rất đau.
Nên tập bao cát bằng mùn cưa là tốt nhất, bao đựng mùn cưa có sự đàn hổi vừa phải nếu bạn dồn chặt, mùn của gỗ tốt là tuyệt vời rồi. Mới tập mà tập bằng bao cát rất đau và nặng, hơn nữa tập bằng bao cát quá cứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xương khớp của các đốt ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, bả vai chất bôi trơn giữa các khớp sẽ bị khô, lão hóa khi về già.
Khi tập bạn cố gắng thực hiện tất cả các động tác nhưng phải đúng kỹ thuật kẻo chân thương (nắm đấm chặt, tập trung, cổ tay phải thẳng dù đấm thẳng, vòng cầu hay móc, ra đòn phải dứt khoát…). Trong khi tập nếu đòn nào chưa nhuyễn thì hãy tập thật chậm cho chính xác quen dần sẽ nhanh.
Tô Thiện (sưu tầm)