(VoThuat.vn) – Nói tới Vịnh Xuân quyền là người ta nghĩ ngay tới Diệp Vấn, bởi đơn giản những đóng góp của ông cho môn phái là quá lớn. Và chúng ta sẽ có cơ hội hiểu thêm về vị đại sư qua hồi ức của chính con trai ông, Diệp Chuẩn được tác giả Sử Nguyễn biên dịch.
- Huyền thoại ít được biết đến: Benny The Jet
- Những hình ảnh hiếm về huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long được em trai và con gái ruột công bố
Diệp Chuẩn – Đêm qua gió thổi tàn cây biếc….
Vịnh Xuân Quyền không có lễ bái sư, sư phụ truyền cho đệ tử chiêu thức đầu tiên, đấy coi là nghi thức bái sư.
Ảnh hưởng từ sự ra đời của bộ phim Diệp Vấn hoặc là từ sự yêu thích võ thuật nói chung, càng ngày càng có nhiều người hiểu và yêu thích Vịnh Xuân hơn.
Võ học được miêu tả quá ư huyền diệu, hoặc đó là sự biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn của người Trung Quốc, từ sự yếu đuối của cá nhân, mượn một thứ bên ngoài để bổ túc hay chăng…?
Nhất đại tông sư miêu tả một Diệp Vấn tại HongKong phong lưu hào sảng đấu chiến cường hào ác bá, truyền bá Vịnh Xuân tựa như một phiên sử thi hùng tráng…
Nhưng trên thực tế?
1924, con cả của Diệp Vấn là Diệp Chuẩn ra đời, 1949 Diệp Vấn vì “không quen với sự thay đổi” mà đi HongKong, Diệp Chuẩn ở lại Phật Sơn, từ đó hai cha con hai nơi cách nhau 13 năm trời.
Hỏi Diệp Chuẩn “Ấn tượng với cha mình thế nào?” Diệp Chuẩn, một ông già tuổi đã quá tuổi chín mươi, tay run run cầm tẩu thuốc mà đáp rằng: “Nhỏ thì không thích ông ấy, bởi thấy bạn bè cùng trang lứa với mình, đứa nào bố cũng giỏi, bố mình thì kiếm không được bữa, lớn lên có chút tuổi mới dần dần thấu hiểu được cảm giác của ông ấy.”
Thập niên 30, Diệp Vấn không muốn làm việc cho Nhật, bị đuổi ra khỏi nhà của mình ở Phật Sơn. Trải qua giai đoạn Nhật Bản chiếm Trung Quốc, gia tộc hơn 100 người chỉ còn lại hơn 20 người, đại đa số đều là vì chết đói!
Vịnh Xuân quyền vốn dĩ là thành phần tạo phản của Thiên Địa hội, nam hạ Phật Sơn, sau đó “Than thủ ngũ” trở thành tổ sư. Do Vịnh Xuân sự phụ truyền tay đệ tử mà dạy, một thầy chỉ có thể truyền thụ ba bốn trò, chi phí sinh hoạt đều do ba bốn người đó chi, do đó mà nói Vịnh Xuân chỉ dành cho “con nhà giàu” mới có thể mời được thầy như vậy.
1949, Diệp Vấn tới HongKong mưu sinh, 13 năm, Diệp Chuẩn do mẹ nuôi dưỡng, khó khăn thế nào cũng tự thấu. Thời kỳ đó, không có thư từ gì qua lại từ Diệp Vấn. (Thi thoảng gửi chút tiền về)
1960, Trương Vĩnh Thành (vợ Diệp Vấn) qua đời, 1962 Diệp Chuẩn đến HongKong đoàn tụ với cha mình.
“Mẹ ông có oán giận gì cha không?”
“Không có, không oán giận gì cả” , Diệp Chuẩn đáp.
Do hạn chế của chính phủ Anh ở HongKong không được phép dựng võ quán, chỉ có thể lấy một số tên như “hội thể dục” hay như “Bảo Chi Lâm” của Hoàng Phi Hồng cũng tương tự như thế.
Diệp Vấn cùng Diệp Chuẩn ở trong miếu Thiên Hậu, ban ngày thì đi, chỉ ban đêm mới có thể quay về, có khi đói, ngất đi, được đưa vào viện, sau khi ra viện một người bạn mới nói rằng: “Sư phụ không dạy quyền, thì khó mà sống lắm”. Diệp Vấn từ đó mới bắt đầu dạy. Diệp Chuẩn vì không tìm được việc mới theo cha học quyền, bốn năm sau kế thừa y bát của cha. Luyện quyền là bởi bị ép nhưng Diệp Chuẩn cũng nói rằng, chỉ có thể luyện quyền mà ông mới có thành tựu như bây giờ.
Có đoạn hỏi ông, ông có hay đánh nhau không? Không, không đánh nhau bao giờ, Diệp Vấn cũng thế. Giang hồ thì mới cần đánh nhau, đánh trận nào thắng hay thua cũng đều nổi danh cả, nhưng người dạy võ thì đừng bao giờ đánh nhau, đánh thắng hay thua đều không ra gì hết.
Nhất đại tông sư có đoạn đối thoại: Người học võ có ba cảnh giới “Thấy bản thân, thấy đất trời, thấy chúng sinh”. Diệp Chuẩn cũng cho là đời người tập võ cũng có ba cảnh giới.
“Đời người muốn thành đại sự nghiệp đều qua ba cảnh giới 昨夜西風雕碧樹,獨上高樓,望盡天涯路。Đêm qua gió tây cây biếc rụng, Lần bước lên lầu, Trông hết đường ngàn dặm.
Cảnh giới 2:
Đai áo lỏng cài không hối hận, tương tư héo úa cả thân gầy. 衣帶漸寬終不悔,為伊消得人憔悴。
Cảnh giới 3:
眾裡尋他千百度,驀然回首,那人卻在、燈火闌珊處。
Giữa đám tìm người trăm ngàn độ, Bỗng chợt ngoảng đầu, Người ngay trước mắt, Dưới lửa tàn đứng đó.”
…
Ông nghĩ mình đến cảnh giới thứ mấy của Vịnh Xuân rồi? Oong chỉ cười mà không đáp.
Lại hỏi tiếp
Ông nghĩ cha mình đến cảnh giới nào rồi, thứ ba chưa?
Diệp Chuẩn không đắn đo, lắc đầu và đáp: “Tôi nghĩ chưa”
Số phận của Diệp Chuẩn, được võ học thay đổi, nhưng tính cách thì không. 90 tuổi… Diệp Chuẩn vẫn dạy Vịnh Xuân, đánh quyền, hút tẩu, uống rượu, nghe Việt kịch.
Đến giờ ông vẫn không dám nói chắc mình thích võ học, nhưng qua lời nói của ông có thể thấy được võ công của một thời quá vãng, công phu của ông sớm đã dựng thành những chuẩn tắc của cuộc đời mình.
Dưới sự xoay vần của con tạo, võ công cũng chỉ là một hạt bụi. Nhưng chuẩn tắc của một con người chính là những gì mà con người ấy thực sự có, là sự thăng trầm của vận mệnh đời người không thể đổi thay.
(Lược dịch Đối thoại giữa Diệp Chuẩn và Hứa Trí Viễn)
Nguồn: Sử Nguyễn