Giống với những môn võ trong khu vực Đông Nam Á như Pencak silat hay Arnis, Muay cũng là một hình thức chiến đấu cổ xưa của một đại bộ phận dân tộc được đúc kết qua các cuộc chiến. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào chứng minh được Muay có nguồn gốc từ đâu. Hiện nay sự tranh cãi vẫn nằm trên 4 quốc gia hiện đại là Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Lào.
Luyện cơ bụng “khác người” của những võ sĩ Muay Thái
Hít xà đơn theo phong cách của Buakaw
Trước khi môn thể thao có đầy đủ tiêu chuẩn thi đấu, thời xa xưa võ sĩ không được mang vật dụng che chở như găng tay. Quả vậy, lúc bấy giờ các đấu thủ sử dụng áo quần của mình bằng vải bạt, hỗ trợ những cú đấm bằng bàn tay theo lối dùng rượu pha nước nóng tẩm lên, giúp đôi tay chai lì, dù cho mục tiêu bị lệch đi, sự đụng chạm sơ sài vào vải bạt tạo ra sự cọ xát và làm bỏng da. Vào năm 1700, môn thể thao Muay Thai đã phổ biến trong quần chúng, những trại huấn luyện được dựng lên khắp các vùng đất nước. Vào đầu thế kỷ 20, môn thể thao Muay Thái được dân chúng công nhận là một hình thức nghệ thuật và thường được công diễn phục vụ trò tiêu khiển tại các lễ hội, nơi đền đài tráng lệ. Năm 2007, Muay Thái chính thức thi đấu trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007 diễn ra tại tỉnh Nakhon Ratchasima.
Khi Muay Thai phát triển thành môn thể thao có tổ chức quy củ, luật lệ được hướng dẫn khái quát vào năm 1930,đúng tiêu chuẩn của nó, được dựa trên luật quốc tế về môn Quyền Anh. Sức nặng của võ sĩ giới hạn đúng ấn định và một cuộc thi tài chia làm 10 trận đấu, kéo dài từ 5 đến 3 phút, và hai phút cho những võ sĩ tranh tài giữa mỗi hiệp đấu. Võ sĩ yêu cầu được mặc quần soọc màu xanh hay đỏ và mang găng tay. Có vài truyền thống được giữ lại: ngay cả ngày nay, mặc dù võ sĩ không mang giày, nhưng họ yêu cầu đôi chân của họ được bao bọc kỹ càng.
VoThuat.vn xin giới thiệu với các bạn trẻ những bài tập dành cho những ai mới bắt đầu làm quen với môn Muay.