(Vothuat.vn) – Hiện này có nhiều người tham gia những lớp võ nhằm nâng cao thể lực và tự vệ trong một số tình huống đời sống. Tuy nhiên có phải cứ học võ là có thể tự vệ?
Kỹ thuật võ có thể dùng để tự vệ?
Tất nhiên là có, kể cả những môn võ mang tính thể thao lẫn những môn tự vệ thực chiến. Bởi luyện võ giúp bạn có sức mạnh và kỹ thuật giao đấu, 2 yếu tố cần có nếu muốn tự vệ.
Nhưng không hiếm những cao thủ “đai đen” nhận cái kết đắng trong giao đấu đường phố. Họ đều là những người học võ lâu năm nhưng tại sao lại không thể tự vệ được trong tình huống đó.?
Tập tự vệ khác tập võ ở những điểm nào?
Không thể so sánh sàn đấu và thực chiến đường phố. Ở sàn đấu bạn biết ai là đối thủ của bạn, hạn chế đòn đánh thế nào và dưới ánh đèn sáng trưng. Còn đường phố bạn không biết ai là đối thủ, trận đấu diễn ra ở đâu và nơi bạn “so găng” có thể là ở một con hẻm vắng người, tăm tối.
Tình huống tự vệ rất khác với sàn đấu. Do đó nhiều võ sĩ thất bại trên đường phố cũng là chuyện bình thường.
Vậy tập võ giúp được gì trong tự vệ?
Tinh thần chiến đấu. Đại đa số các vụ án ngoài đường phố, tất cả đều chọn bản thân ở thế bị động. Đối mặt với kẻ có ý định tổn thương thì ôm đầu chịu trận. Còn nếu bạn là người học võ, tinh thần của bạn luôn sẵn sàng đối đầu, tấn công và phòng thủ. Hạn chế thương tích ở mức cao nhất.
Để có được tinh thần chiến đấu bạn nên tập những môn võ có tính đối kháng cao như Boxing hay Muay Thái. Việc đấu tập thường xuyên giúp bạn quen được cái tinh thần “chuẩn bị ăn đòn và trả đòn”. Bạn không bao giờ là nạn nhân trong bất cứ xung độ nào trong cuộc sống.
Bản thân của tự vệ không phải là đánh nhau mà là né tránh tình huống có hại với bản thân. Do đó võ chỉ giúp ban hạn chế thương tích nếu bạn rơi vào tình huống hiểm nghèo. Hãy nhớ đỉnh cao của võ học chính là việc “bất chiến”.
Chắc không một người học võ nào lại không biết đến Oyama Matsutasu. Khi mang tứ đẳng huyền đai karate, cú sốc thất bại của Nhật sau thế chiến 2 khiến Oyama đã sống những ngày giang hồ, thường xuyên gây gổ với lính Mỹ đồn trú trên đất Nhật, đánh gục những kẻ hiếp đáp phụ nữ Nhật Bản và nện những tên vô lại trên đường phố trung tâm Tokyo. Mãi về sau, khi trở thành huyền thoại của võ học Nhật Bản, bậc văn vũ lưỡng đạo ấy mới nhận ra rằng đỉnh cao của võ học chính là việc “bất chiến”.
Quang Phượng