Vịnh Xuân là một môn võ lợi hại luôn được người Trung Quốc tự hào. Có quá nhiều câu chuyện cần bàn đến xung quanh các trận đấu giữa những cao thủ Vịnh Xuân với các môn võ thể thao đối kháng khác như MMA, Boxing, Karate,… Phần lớn những trận đấu đó Vịnh Xuân đều nhận những trận thua “đắng lòng”.
Đây là những ý kiến khách quan trên cơ sở công bằng và việc một môn võ có những “tử huyệt” – điểm yếu là rất bình thường khi đặt vào các hoàn cảnh cụ thể, dù bạn có đang ở mức độ luyện tập nào đi chăng nữa. Võ thuật là sự khắc chế giữa các phong cách và các môn phái và nó cũng giống như dù Muay Thái có ác liệt đến thế nào, Kick-boxing có uy lực ra sao thì nó cũng bộc lộ những yếu điểm trên sàn MMA.
Cự ly các đòn tấn công gần phụ thuộc vào cận chiến
Các kỹ thuật chủ yếu của Vịnh Xuân chủ yếu là đánh và tấn công đối thủ ở tầm gần. Vì vậy, với những đòn gần thì Vịnh Xuân tạo ra sự nguy hiểm và dồn dập cho các đòn đánh “tủ”. Tuy nhiên, các đòn tầm gần thực sự là một yếu điểm không nhỏ. Bạn biết đấy, trong Boxing, Kick-boxing hay Muay Thái,… võ sĩ thường xuyên phải di chuyển nhiều và tung ra các đòn ở ngoài tầm với của đối thủ, đây được gọi là những cú Outstrike.
Ngoài những huyền thoại võ thuật với ký năng siêu đẳng như Mike Tyson, Muhammad Ali,.. thì các võ sĩ đều phải cố gắng giữ nhịp đấu ở tầm xa. Không chỉ có Boxing mà hầu hết các bộ môn đều phải học Outstrike. Bởi vì ở tầm xa, võ sĩ sẽ có nhiều thời gian để phán đoán và lựa chọn ra đò và khả năng cận chiến sẽ được rèn rũa, có thể đánh ở mọi khoảng cách.
Vịnh Xuân rất chú trọng vào lối đánh cận chiến, đòi hỏi phản xạ, kinh nghiệm và tâm lý tốt hơn đối thủ ở các phong cách khác. Vì vậy mà võ sĩ phải luyện tập trong thời gian rất dài và có kinh nghiệm thực chiến cực cao. Đây cũng là yếu điểm của nhiều môn võ thuật không riêng gì Vịnh xuân quyền.
Vịnh Xuân quyền ít kết hợp động năng của toàn cơ thể
Một trong những nguyên tắc để gia tăng sức mạnh tối đa cho các cú đấm là võ sĩ cần phải kết hợp lực của toàn bộ cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng trong Boxing. Còn với Vịnh Xuân thì sao? Môn võ này nhìn chung có lực ra đòn không mạnh bằng các môn võ khác và không thể có những đòn đấm mạnh bằng những môn võ như Boxing, Muay Thái,…
Các thế đứng trong Vịnh Xuân không sử dụng nhiều mô men quay của cơ thể nên không thể trợ lực cho các đòn đấm được ra. Trong khi đó, các boxer thì cần tận dụng tối đa động năng cơ thể khi ra đòn.
Vịnh Xuân có thể tung ra nhiều đòn đánh cùng một lúc, đây là một điểm cộng hoàn hảo. Nó có thể áp đảo lại đối thủ nhưng đó là khi bạn đang ở trong thế thượng phong. Còn nếu bạn đã bị áp đảo, rất khó để có thể phản công lại đối thủ trừ khi bạn tung ra được những đòn ngoài những đòn đá, đấm thông thường.
Tính ít di chuyển
Đa số các môn thể thao cổ truyền, kể cả Karate đều ít di chuyển để đảm bao mức cân bằng cho cơ thể khi tham gia thi đấu. Nhưng đó là câu chuyện của võ thuật ở các thập niên trước, hoặc xa hơn là của thể kỷ trước. Với những môn thể thao đối kháng hiện tại, đây được coi là một yếu điểm.
Lấy ví dụ thực tế trong môn Quyền Anh kinh điển. Mỗi võ sĩ bắt buộc phải luyện Footwork (kỹ năng di chuyển) như một bài tập bắt buộc. Đây cũng là cơ sở để khẳng định một boxer giỏi hay không. Kỹ năng di chuyển giúp bạn có thể kiểm soát tốt được tốc độ di chuyển và tạo nên thế chủ động trong trận đấu.
Vậy nên đây có thể coi là một điểm mù trí mạng của Vịnh Xuân quyền. Xét cho cùng, Vịnh Xuân có kỹ năng di chuyển nhưng thực tế lại không thể sánh kịp được với những bài footwork bài bản trong võ thuật hiện đại. Tuy nhiên, nếu khắc phục được các nhược điểm trên thì Vịnh Xuân Quyền vẫn có mức độ thực chiến tuyệt vời.
Theo votthuattayson