>>> Từ người tù chính trị đến “Người mèo” Không Thủ Đạo (Kì 1)
>>> Bàn tay sắt Không Thủ Đạo điều hành 1.200 võ đường (kì 2)
>>> Yamaguchi “Không Thủ Đạo” – một tông đồ tận tụy (Kì 3)
Các nguyên lý của kiếm đạo
Thời ấy ông căn cứ nhiều vào các nguyên lý của kiếm đạo trong việc thiết lập các luật lệ tranh đấu với tính cách thể thao. Kiếm đạo được ưu tiên vì hai lý do: Nó chú trọng đến kỹ thuật khi tung đòn và giới hạn vùng tấn công. Mặc dầu có nhiều sự dị biệt với các môn khác kế vùng để hở được tấn công, Yamaguchi nhắm vào bụng và đầu như những mục tiêu.
Ông giải thích: “Trong kiếm đạo, một lưỡi kiếm thật có thể cắt đứt bất cứ phần nào trong cơ thể con người và gây ra thương tích hoặc tử trận. Nhưng để chắc chắn, chỉ có những đòn tấn công nơi đầu và bụng mới được tính điểm”. Đối với Không Thủ Đạo cũng vậy, những vùng tấn công phải được giới hạn. Và loại đòn tung ra cũng thế. Trong khi giao đấu, các đầu thủ chỉ được quyền đấm đá mà thôi. Cùi chỏ, trảo, và những đòn dùng ngón tay và bàn tay xòe bị cấm ngặt. Tuy nhiên, khi giao đấu tại võ đường, ai muốn dùng đòn gì thì dùng, không bị ngăn cản. Bởi thế, người ta thường nhận thấy người đấu giỏi nhất trong võ đường có thể không phải là người giỏi nhất khi đấu tranh giải, và ngược lại.
Đi Mãn Châu
Với việc giải thoát môn Không Thủ Đạo khỏi bị gắn bó chặt chẽ với các bài quyền, và với sự du nhập khía cạnh tranh giải, môn Không Thủ Đạo đã tiến những bước dài trong vòng mấy năm. Nhưng chiến tranh đã bùng nổ, và dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh thời chiến, Nhật Bản đã dấn thân vào chính sách bành trướng.
Năm 1939, Yamaguchi đã phải rời võ đường mình và được phái đi Mãn Châu như là một nhân viên của Chính phủ Nhật. Ông ở lại đây suốt thời chiến tranh. Trong khi phiêu bạt tại xứ người, ông đã có dịp chu du Khi chiến tranh sắp chấp dứt, Yamaguchi bị bắt cầm tù. Vào lúc ấy, vợ ông, bà Midori, lại đang cận ngày sinh đứa con thứ ba. Dẫn theo hai đứa con bên mình, bà Yamaguchi đã đi bộ hàng mấy cây số qua làng bên và sinh nở nơi đây. Mấy tháng sau làng này bị bốn lực lượng quân sự thường xuyên oanh tạc.
Mặc dầu là một người trầm lặng và dễ cảm xúc, bà Yamaguchi trong thời kỳ này đã tỏ ra có sức mạnh ngấm ngầm và ý chí mạnh mẽ. Những người thân cận với tổ chức Goju đều nói rằng nếu Yamaguchi không có bà Midori, với ý chí sắt đá của bà bên cạnh trong những năm ấy, ông đã không thể thiết lập được cơ sở của mình. Một vài môn sinh thời xưa cảm thấy yêu mến bà hơn là thầy họ. Bà đã khuyến khích họ và giữ tinh thần họ qua những năm tập luyện gian khổ.
Yamaguchi đã có tên trong danh sách làm khổ sai trong trong trại tù chính trị. Nhưng ngay cả những người giam giữ ông cũng đã thấy ông làm sao ấy. Sau bao nhiêu thử thách, họ biết được ông là ai, và sự việc như đã kể ở đầu bài.
Cuối cùng, khi Yamaguchi được phóng thích năm 1947, ông trở về quê hương, thấy mọi ngành võ thuật đang tan nát. Quân đội các nước Đồng minh đã đặt võ nghệ ra ngoài vòng pháp luật, trong thời gian họ chiếm đóng. Nhưng may mắn thay, Không Thủ Đạo không bị ảnh hưởng, bởi vì vào thời đó, môn võ này không được người Tây phương biết đến nhiều và các sĩ quan chỉ huy tưởng rằng Không Thủ Đạo là một ngành vũ Đông phương.
Dù được may mắn như thế, Yamaguchi vẫn thấy bao nhiêu công việc nặng nề chờ đợi mình. Ông thấy võ đường của mình vô tổ chức trong khi ông đi vắng. Ông khởi sự làm việc với ý chí sắt đá, xây dựng lại tất cả. Một điều đã giúp ông là cái bề ngoài khác thường của mình. Ông đã để tóc dài, theo lối các tu sĩ Thần đạo và các Samurai thời xưa. Bởi những phong thái cổ truyền đã bị dẹp qua một bên sau khi chiến tranh và sự đua đòi theo phương Tây, Yamaguchi lại càng phải đặt niềm tin tưởng mãnh liệt vào những truyền thống của xứ sở bằng cách thể hiện phong thái của các lãnh chúa thời phong kiến cũ.
Clip tư liệu luyện công của “Vị cha già Không Thủ Đạo”:
Còn tiếp…
Quang Bình (Sưu tầm)
Nguồn: Tập san Võ thuật