Như đã chia sẻ với các bạn trong kỳ trước, mỗi môn phái đều có khởi nguồn của mình, nó được hình thành từ đâu? Được vận dụng như thế nào? Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ hơn với các bạn về lịch sử của bộ quyền pháp này.
Bát Cực Quyền – khởi nguồn từ Triều Minh
Thời gian và địa điểm khởi nguồn của Bát cực quyền đến nay vẫn có nhiều truyền thuyết khác nhau. Truyền thuyết đầu tiên cần nhắc đến đó là nó có khởi nguồn từ triều Minh, trong “La Kinh Tiệp La Thiên- Kỷ hiệu tân Thư” của Thích Kế Quang từng nhắc đến “Ba Tử ( Tí)Quyền” tức “Bát Cực Quyền”.
Truyền thuyết 1: nhấn mạnh Bộ quyền này được khởi nguồn từ Võ Đang, là do một vị đạo sỹ tu tập trên đó sáng sáng tạo ra.
Truyền thuyết 2: là do trụ trì của Vân Sơn Tự tên là Trương Nhạc vào thời nhà Thanh ở Hà Nam sáng tạo ra.
Truyền thuyết 3: nói là do một vị đạo sĩ lang thang có pháp hiệu là” Lại” ( bệnh hủi)sáng tạo ra.
Tuy những truyền thuyết trên không có đủ cứ liệu lịch sử để chứng minh, nhưng trong văn hoá của Trung Hoa nói chung, võ thuật Đạo giáo nói tiêng về cơ bản thì nó vẫn thuộc thể loại khẩu thuật tâm truyền (sư phụ truyền dạy cho đệ tử bằng miệng, để tử dụng tâm để cảm ngộ, VN hay gọi là truyền miệng), truyền miệng cũng là một điểm đặc sắc của văn hoá Trung Quốc, do vậy truyền thuyết nêu trên vẫn có khả năng là thật.
Năm thứ 20 Dân Quốc, Trương Điện Khuê là người ở thị trấn Tân Huyện thuộc Huyện Thương, tự mở võ quán, thu nhận hơn một trăm đồ đệ. Do vị trí của Tân huyện nằm giữa Mạnh thông và La Đồn thôn, nên nơi này được gọi là ‘ nôi của Bát Cực’.
Hành trình truyền bá Bát Cực Quyền
Bát Cực Quyền được Đạo sỹ có tên là “ Lại” truyền cho Ngô Chung là người của Trang Khoa thông thuộc huyện Vân Khánh tỉnh Hà Bắc, Ngô Chung truyền nghệ cho con gái là Ngô Vinh. Sau đó, Ngô gia chuyển cà gia tộc đến Mạnh thôn( hiện nay là Huyện tự trị Dân tộc Hồi), Mạnh thôn dần dần trở thành nơi truyền bá của Bát Cực Quyền. Sau thời kỳ Ngô Vinh, Bát Cực Quyền được chia làm 2 hệ phái để truền dạy: Hệ phái thứ nhất là con cháu nhà họ Ngô và đệ tự trực hệ. Sau Thanh mạt, môn võ này được truyền dạy rất nhiều, những người nổi tiếng ở thế kỷ 20 đó là Ngô Nam, Ngô Thế Khoa.
Hệ phái thứ 2 là do Vương Tứ sau khi học nghệ ở Mạnh thôn xong, truyền lại cho đệ tử là Trương Khắc Minh ở La Đồn thôn, sau đó họ Trương truyền lại cho con trai của mình là Trương Cảnh Tinh, Hoàng Tứ Hải. Truyền nhân của Trương Cảnh Tinh khá nhiều trong đó nổi tiếng nhất có: Lý Thư Văn, Mã Anh Đồ, Hàn Hoá Thần, Trương Ngọc Hành. Sau đó do sự nổi danh của Lý, Mã, Hàn, Bát Cực Quyền đã bước ra khỏi Mạnh thôn trở thành môn võ nổi tiếng khắp Trung Quốc.
Ai là người nổi danh từ Bát Cực Quyền?
Ở phần 2 khi giới thiệu về phần lịch sử. Các bạn có lẽ cảm thấy có rất nhiều người nổi danh? Họ là ai? Tại sao lại nổi danh? Chúng tôi nhân đây xin được giới thiệu đôi nét về họ:
Năm Ung Chính triều Thanh, Bát Cực Quyền đại sư Ngô Chung (tự là Hồng Thăng) đơn thương độc mã ba lần tiến vào Nam Thiếu Lâm Tự, né tránh được tất cả cơ quan ám khí trong đó, chỉ dựa vào một ngọn thương đánh khắp 36 tỉnh Nam Bắc vô địch thủ, được gọi bằng một mỹ danh ‘Thần thương số” Ngô Chung.
Lịch sử cận đại có Bát Cực Quyền danh gia Lý Thư Văn luyện võ thành cuồng, bất luận ngày tháng, nắm vững ảo diệu của Thương Pháp, được võ lâm xưng tụng là “ Thần Thương”. Trong “Thương huyện chí”có ghi:“Lý Thư Văn ở trong phòng cách không phóng chưởng, giấy dán cửa trên cửa sổ cách đó 5 xích( khoảng 1,6m)kêu phần phật. Lý còn có thể dùng mỗi thương đâm vào trái tào tàu, mỗi nhát đâm là một trái, ruồi đầu trên tường bị mũi thương đâm trúng rơi xuống đất, không để lại bất cứ dấu vết nào trên tường, hay là chiếc búa sắt bị trôn trong tường, dùng sức rút ra rất khó, họ Lý chỉ cần dùng mũi thương đảo qua một cái, chiếc búa liền rơi ra.”
Trong sử thoại của Võ lâm có truyền lại 3 vị bảo tiêu (vệ sĩ, cận vệ) luyện Bát Cực Quyền nổi danh đó là: Hoắc Điện Đồ là quan cảnh vệ và thầy dạy vỗ thuật cho Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc là Phổ Nghi, mãi cho đến lúc chết.Lưu Vân Tiêu từng phục dịch trong đội cảnh bị của Chính Phủ Quốc Dân Đảng, cũng từng đảm nhiệm sỹ quan đội thị vệ và là cảnh vệ cho Tưởng Giới Thạch.
Lý Kiện Ngô là cảnh vệ cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Do đó, chúng ta có thể thấy 3 đệ tử của Lý Thư Sinh trước sau đều xuất hiện bên cạnh những nhân vật có quyền uy trong Lịch sử cận đại Trung Quốc, như vậy có thể thấy sức mạnh thực sự của Bát Cực Quyền là như thế nào.
Khi Bát Cực Quyền chạm ngõ màn bạc
Và gần đây nhất chúng ta có diễn viên khá nổi danh qua các bộ phim của Điện ảnh Trung Quốc và Đài Loan đó là: Trương Chấn. Để vào vai Nhất Tuyến Thiên một cao thủ Bát Cực Quyền trong bộ phim đình đám Nhất Đại Tôn Sư anh đã phải nỗ lực và khổ luyện rất nhiều. Trương Chấn đã bái nhập làm môn hạ của Vương Thế Tuyền, khổ luyện 3 năm. Vào ngày 1.12.2012 Anh lấy tư cách học viên của Bát Cực Quyền tham dự giải Thần Thương Bôi và đã xuất xác giành được giải nhất cho lứa tuổi Thanh niên. Vào đêm 30 tết Trương Chấn đã tham gia biểu diễn tiết mục đánh cổ cầm trong màn diễn “ Giang Sơn Như Hoạ” do CCTV1 Trung Quốc truyền hình trực tiếp đến cho hơn 1, 3 tỷ người xem. Trong đó, anh có biểu diễn Bát Cực Quyền cùng với Thái Cực Quyền của Ngô Kinh. Không giống như những diễn viên khác đến với võ thuật chỉ vì đóng phim. Đến hiện giờ, anh vẫn đang tiếp tục tập luyện môn quyền thuật này.
>>> Một số clip tư liệu về anh
Clip minh họa “Giang sơn như hoa”
https://www.youtube.com/watch?v=TNeK8K7dZ5w
Clip thi đấu Bát Cực Quyền:
https://www.youtube.com/watch?v=qQJC1xX–j0
Biểu diễn trong phim:
Nguyễn Hùng Thái (Dịch)