Ngựa là động vật được sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến nhất là chiến tranh thời cổ. Ngựa được sử dụng rộng rãi cho các chiến binh, kỵ binh trong các trận chiến tay đôi hay các trận đánh tập kích, đột phá cũng như sử dụng để do thám, thông tin liên lạc, vận chuyển….
>>>Điểm danh những con ngựa nổi tiếng trong chiến tranh (kì 2)<<<
Ngựa gắn với lịch sử chiến tranh một cách lâu dài của loài người, gắn liền với tên tuổi của các binh chủ kỵ binh, kỵ xạ, thám mã… và hình ảnh con ngựa còn gắn liền với các tướng lĩnh nhất là các võ tướng trên chiến địa, gắn liền với hình ảnh của những chàng dũng sĩ trong chiến đấu.
Cùng VoThuat.vn điểm qua những con ngựa chiến nổi danh trong lịch sử:
Ngựa gỗ thành Troy
Là con ngựa gỗ góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân Hy Lạp ở thành Troy sau 10 năm vây hãm không hiệu quả. Khi sức mạnh quân sự không thể khuất phục, quân Hy Lạp tháo dỡ tàu chiến, dựng thành một con ngựa khổng lồ bằng gỗ rỗng ruột. Trước khi rút lui, quân Hy Lạp để lại con ngựa gỗ cùng một người có nhiệm vụ đánh lừa binh sĩ thành Troy. Người ta kéo con ngựa gỗ vào thành. Khi quân thành Troy no say sau bữa tiệc chiến thắng, binh sĩ trong bụng ngựa thoát ra ngoài, mở cổng thành để quân Hy Lạp tiến vào đánh chiếm.
Bucephalus
Là một trong những con ngựa bất kham nhất thời Alexander Đại đế. Không chiến binh nào có thể cưỡi lên mình nó. Khi cha Alexander cho phép ông chọn bất kể con ngựa nào mình muốn, ông đã chọn Bucephalus và thuần hóa nó trở thành con ngựa chiến gắn liền với tên tuổi của mình.
Ngưa Ô Truy của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ
Là con chiến mã lông đen tuyền, to lớn, dũng mãnh. Khi Hạng Vũ bại trận dưới tay Hán Vương Lưu Bang, Hạng Vũ đã dùng kiếm tự sát bên dòng sông Ô Giang. Khi thấy chủ nhân tự sát, ngựa Ô Truy cũng nhảy xuống sông chết theo. Người đời sau vẫn nhắc về ngựa Ô Truy như một biểu tượng đẹp của lòng trung thành.
Ngựa Xích Thố
Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192). Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo. Tào Tháo quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nó tuyệt thực đến chết.
Ngựa Tuyệt Ảnh
Tuyệt Ảnh là ngựa của Tào Tháo. Tuyệt Ảnh nghĩa là đến cái bóng ngựa cũng không đuổi kịp, tên Tuyệt Ảnh nhằm nhấn mạnh đặc tính nổi bật nhất của con ngựa, đó là sự thần tốc. Một lần, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù là Trương Tú, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài. Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã.
Đích Lô
Là ngựa của Trương Vũ. Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng “con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý”. Triệu Vân cướp ngựa. Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen, liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này “có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ” và trả lại. Sau đó Lưu Bị đào tẩu trong một vụ mưu sát cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn đến bên suối Đàm Khê. Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia. Khi đem quân đi đánh nước Thục, Lưu Bị đã tặng cho Bàng Thống, ông này mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết.
Ngựa Bạch Long hay Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử
Là ngựa của Triệu Vân toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc. Trong trận Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố. Sau này nó chính là lý do dẫn đến trận đánh Tăng Đầu thị của quân Lương Sơn Bạc.
Còn tiếp…
Trí Minh