Ngựa gắn với lịch sử chiến tranh một cách lâu dài của loài người, gắn liền với tên tuổi của các binh chủ kỵ binh, kỵ xạ, thám mã… và hình ảnh con ngựa còn gắn liền với các tướng lĩnh nhất là các võ tướng trên chiến địa, gắn liền với hình ảnh của những chàng dũng sĩ trong chiến đấu.
>>>Điểm danh những con ngựa nổi tiếng trong chiến tranh: Ngựa thành Troy<<<
Cùng VoThuat.vn điểm qua những con ngựa chiến nổi danh trong lịch sử:
Ngựa Ô Vân Đạp tuyết còn có tên là Vương Truy Mã: sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi. Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý.
Song Vỹ Hồng: là chiến mã có bộ lông hồng với đuôi dài có hai màu, hồng một bên và trắng một bên. Khi nó cất vó phi, trông như con thần mã có hai đuôi, nên được gọi là Song Vỹ Hồng, nghĩa là ngựa hồng hai đuôi. Song Vỹ Hồng là con ngựa chiến cùng Lý Thường Kiệt bình Chiêm, phá Tống. Năm 70 tuổi Lý Thường Kiệt còn cầm quân đi đánh Chiêm Thành, bắt sống vua Chiêm, năm 85 tuổi còn đi dẹp loạn.
Ngựa Nê Thông: cực kỳ quý hiếm của vua Trần Duệ Tông. Nê là để chỉ con ngựa lông có hai màu: trắng và đen. Thông chỉ ngựa sắc lông màu xanh. Qua cách gọi tên có thể hiểu con ngựa của Nê Thông của vua Duệ Tông quả là cực kỳ hiếm, màu sắc lông của nó là một sự pha trộn màu sắc thật kỳ diệu của ba màu trắng, đen và xanh. Vua cưỡi ngựa Nê Thông dẫn quân bộ, men theo bờ biển, đến cửa biển Nhật Lệ đóng quân lại, luyện tập trong một tháng. Trận đánh đó, Vua bị tử trận. Sử không ghi lại số phận con ngựa Nê Thông.
Nelson: Là chiến mã của George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ. Con ngựa còn có biệt danh là Old Onzie. Tổng thống Washington mua Nelson năm 1779 và vô cùng yêu quý nó. Ông thích con ngựa này bởi nó khá lì lợm và khó bị kích động bởi âm thanh trận mạc. Con ngựa sát cánh cùng George Washington trong trận chiến ở thung lũng Forge và Yorktown.
Eclipse: là chú ngựa đua huyền thoại, bất khả chiến bại của nước Anh thế kỷ 18. Eclipse thậm chí còn được Hoàng gia Anh phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ. Bố là ngựa vằn, mẹ là bạch mã thuần chủng, nhẽ ra theo “thông lệ” Eclyse sẽ phải khoác bộ áo sọc đen trên khắp thân mình. Tuy nhiên đi ngược lại quy luật, Eclyse chỉ có đúng 2 mảng da vằn ở trên mặt và chân sau, phần còn lại là bộ lông mượt mà như tuyết trắng. Trên thực tế, chẳng có bàn tay tô vẽ nào can thiệp vào đây.
Marengo: Là con ngựa chiến nổi tiếng của Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Ông đặt tên nó theo địa danh Marengo, nơi Napoleon giành chiến thắng vang dội năm 1800. Nó gắn bó cùng ông trong trận Austerlitz, trận Jena – Auerstedt, trận Wagram và trận Waterloo, trận chiến khép lại sự nghiệp cầm quân lẫy lừng của vị hoàng đế người Pháp. Con ngựa bị thương 8 lần trong những năm tháng ra trận cùng Napoleon.
Copenhagen: Là tên con chiến mã của Công tước Arthur Wellesley, người dẫn đầu cuộc tấn công chống lại Hoàng đế Napoleon Bonaparte trong trận Waterloo. Copenhagen đưa vị công tước xứ Wellington băng qua làn đạn của quân Pháp, dẫn tới chiến thắng vang dội của quân Anh, con ngựa Copenhagen rất khéo léo cùng sức chịu đựng dẻo dai.
Ngựa Comanche: là nhân vật duy nhất còn sống sót của lữ đoàn kỵ binh số 7 của Mỹ sau trận Little Bighorn. Đây là một trong 2 con ngựa được chôn cất với đầy đủ nghi thức quân đội trong lịch sử nước Mỹ.
Little Sorrell: là chú ngựa nổi tiếng vì đã sống sót sau những cuộc chiến khốc liệt suốt thời kỳ nội chiến ở Mỹ. Chú ngựa này qua đời vì tuổi già ở tuổi 36. Đến năm 1997, xương của Little Sorrell được hỏa táng theo nghi thức quân đội và chôn cất tại Học viện quân sự Virginia.
Thiên Mã: là con ngựa từ nước Tây Vực (Apganistan hiện nay) được nhập vào trong tàu ngựa của Hoàng đế năm 1830. Vua Minh Mạng đã ban du phong chức cho con Thiên Mã, ta đã sai dong yên ngồi cưỡi, chạy nhanh như chớp gió, thật vượt mức trong các loài ngựa có bốn nước đại và ba đợt nhảy cao, lại cao siêu hơn loài ngựa có chín đức tính tốt và tám thứ ngựa giỏi, nên ban cho tên đẹp để tỏ cái đức con ngựa quý, nay gọi trên là Đại Uyển Long Tuấn.
Tô Thiện