Thi đấu thất bại, không dám về nước vì sợ chết

Câu chuyện khó tin nhưng đó là sự thật về bi kịch của VĐV Judo người Guinea – Facinet Keita. Sau khi bị thất bại tức tưởi tại Olympic 2012 và bị gán cái mác “thi đấu như một đứa trẻ”, VĐV này đã không dám trở về nước vì sợ bị giết.

Chiến lược cả đời Khổng Minh thực ra đã thất bại từ trứng nước?

Giải mã thất bại của võ thuật Việt

Năm 1994 làng bóng đá nói riêng và cả nền thể thao thế giới chấn động khi Andres Escobar hậu vệ của đội tuyển Colombia bị bắn chết. Nhiều giả thuyết cho rằng Escobar bị bắn chết vì bàn đá phản lưới nhà Colombia, một giả thuyết khác cho rằng vụ giết người đó chỉ là do ẩu đả trong quán bar. Song, với giả thuyết nào đi nữa thì đó vẫn là một “vết đen” khiến nhiều VĐV thể thao rùng mình.

Có vẻ như chính cái chết của Escobar, cộng với sự bất ổn ở đất nước Guinea khiến cho VĐV Jodo – Facinet Keita sau khi thi đấu thất bại tại Olympic 2012 – London đã không dám về nhà vì lý do… sợ bị giết. VĐV người Guinea giải thích: “Huấn luyện viên của tôi nói với tôi rằng, tôi đã chiến đấu như đứa trẻ. Người hâm mộ nói rằng tôi là sự xấu hổ của đất nước, tôi có thể bị giết nếu quay về.”

PD*56297064

Được kỳ vọng, nhưng Facinet Keita (áo xanh) để thua sau 5 phút trước VĐV Ricardo Blas Junior (áo trắng), tới từ Guam. Facinet Keita bị nhận xét là thi đấu “chiến đấu như một đứa trẻ”

Đó là lý do khiến một VĐV tài năng từng dành 5 danh hiệu quốc gia, phải bỏ trốn khỏi làng Olympic London và trở thành kẻ vô gia cư tại Anh. Sau 3 tháng sống vất vưởng khổ sở ngoài đường, chàng trai 28 tuổi khi đó đã tự nộp mình cho cảnh sát và bị giam giữ 15 tháng ở trại tạm giam người nhập cư.

Tới tháng 3, 2014 VĐV Guinea được thả, anh tình nguyện đến làm việc cho một tổ chức tị nạn, tại đây tài năng của ông đã được sử dụng vào việc huấn luyện cho trẻ em tại Stoke-on-Trent.

Tới nay, dù đã 3 năm sau Olympic 2012, nhưng Facinet Keita vẫn chưa có ý định trở về nhà: “Tôi ở lại nước Anh không phải vì lợi ích cá nhân. Tình cảnh của tôi rất éo le, đó là sự thật. Tôi muốn ở gần gia đình tôi và nhìn thấy họ, nhưng điều đó là không thể”.

Thi đấu thất bại, không dám về nước vì sợ chết2

Keita đang tình nguyện dạy Judo cho trẻ em cho Cơ quan Y tế xã hội châu Phi tại Vương Quốc Anh

Yêu cầu ở lại nước Anh của VĐV 31 tuổi đã được sự ủng hộ của Cơ quan Y tế hỗ trợ người tị nạn xã hội châu Phi. Họ miêu tả Keita như một ”tài sản” có ích cho những hoạt động tại trại tị nạn.

Một phát ngôn viên của cơ quan này cho biết: “Vương Quốc Anh có một lịch sử đáng tự hào khi thường xuyên cưu mang những người vô gia cư, ở trại tị nạn. Khi phát hiện một người nào đó không cần sự trợ giúp của chúng tôi, chúng tôi hy vọng họ sẽ rời khỏi đất nước này.”

Theo: Tạp chí Khám phá