Trong Taekwondo, kỹ thuật cản đòn bằng tay thường được thực hành nhiều nhất mỗi khi bước lên phía trước. Luyện tập thường xuyên trong lúc bước lên hoặc lùi xuống và sử dụng mỗi lần bước với một phương pháp cản đòn khác nhau.
Cản phá thấp
Thao tác này thực hành với cạnh ngoài, phần phía dưới của cánh tay cản phá.
A. Động tác này thực hiện bằng cách đưa nắm tay ngang cơ thể và lên trên tới phía vai đối diện, trong lúc đặt nắm tay bên trái xuống dưới để bảo vệ vùng háng.
B. Kế đến, sử dụng nắm tay của bàn tay phải đang cản phá để tấn công xuống phía dưới, bắt đầu từ vai ngang co thể ra cạnh phía ngoài của đầu gối bên phải. Đòn này kết thúc ở một điểm trên đầu gối với chiều cao của nắm tay.
C. Nắm tay bên phải sẽ hoàn tất cú cản phá thấp bên phải và nắm tay bên trái sẽ thu về vị trí ngang hông ở cùng một thời điểm.
* Trong hình này, người ra đòn đứng bên phải sử dụng cú cản phá thấp bên phải đã thành công: vô hiệu hóa đòn đá chân trái nhắm vào vùng bụng của cô ta.
Đòn cản phá cao
Một cách dễ hiểu khái niệm về đòn cản phá cao là hình dung nắm tay cản phá của bạn đang cầm một con dao và vung lên cao như thể ạn đang muốn rạch một trái banh treo lơ lửng trên đầu
A. Bắt đầu với tư thế sẳn sàng, hai cánh tay bắt ngang trước ngực và ôm sát hai bên người, hai bàn tay nắm chặt, các khớp tay xoay xuống dưới.
B. Kế đến, bắt chéo hai tay trước ngực để chuẩn bị (nắm tay của bàn tay cản phá sẽ ở dưới nách đối diện, những khớp ngón tay chĩa ra ngoài)
C. Khi bạn rút cánh tay không ra đòn về phía sau bằng cách đưa nắm tay về vị trí ngang đai, cho phép cánh tay cản phá vung lên cao và ra phía ngoài, xoay nắm đấm lại khi di chuyển cánh tay lên trên. Cách tay ngưng lại ở trên cao quá đầu. Khuỷu tay làm thành góc nhọn để vô hiệu hóa cú tấn công từ trên xuống của đối phương.
* Bạn sẽ phải sử dụng đòn cản phá trên cao thường xuyên bởi nó có thể chặn đứng hầu hết các đòn tấn công thẳng vào mặt.
Cản đòn ngoài
Mục đích của thao tác này là ngăn chặn những đòn tấn công nhắm vào phần giữa cơ thể. Thế nên đòn cản phá phải nhanh, mạnh và quả quyết để ngăn chặn và vô hiệu hóa đòn tấn công của đối phương.
A. Trước tiên bắt chéo hai cánh tay ngay trước bụng, hai bàn tay nắm chặt. Cánh tay cản phá ở dưới.
B. Rút cánh tay hổ trợ về bên cạnh người và dừng lại khi nắm tay ở ngang với chiều cao của đai. Đồng thời vung cánh tay cản phá ra ngoài với khuỷu tay làm thành một góc 90 độ.
C. Ở tư thế cuối cùng, nắm tay sẽ ngưng ngay phía cạnh ngoài của vai.
* Đòn cản phá ngoài rất hiệu quả khi ngăn chặn và vô hiệu hóa những cú đấm nhắm vào giữa thân người.
Cản phá trong
Thao tác này ngăn chặn một cú đấm hoặc đá của đối thủ. Nó còn gọi là đòn vô hiệu hóa sự tấn công của đối thủ.
Trở lại vị trí tập luyện ban đầu, hai nắm tay đặt sát hai bên cơ thể.
B. Đưa cánh tay hổ trợ song song với nền nhà và vuông góc với phương thẳng đứng của cơ thể. Đồng thời đưa nắm tay của cánh tay cản phá lên ngang tầm tai.
C. Kéo cánh tay hổ trợ thật nhanh về phía sau, đưa nắm tay của bàn tay này lên vị trí ngang với đai. Đồng thời vung nắm đấm của bàn tay cản phá bằng một động tác xoay mạnh ngay trước cơ thể. Chắc chắn vẫn duy trì cánh tay ở độ cao tự nhiên khiến cho nắm tay vung lên, lòng bàn tay ngửa lên trên, ở độ cao ngang bằng vai ngay phía cạnh ngoài của vai bên kia.
* Đúng vào lúc tác động lên mục tiêu, xoay nắm tay thật nhanh để lòng bàn tay xoay lên phía trên và vung mạnh về phía sau một khoảng ngắn. Hãy nhớ rằng đòn cản phá này được thực hiện với phần bên trong của cánh tay.
Vothuat.info (tổng hợp)