Ý nghĩa của “Thượng hạ tương tùy” trong Thái cực quyền

Khi luyện tập Thái Cực Quyền (TCQ), bất luận làm động tác nào cũng phải làm cho sự vận chuyển của các bộ phận thân thể cùng với thượng, hạ chi ăn khớp, phối hợp với nhau. Sự vận chuyển ăn khớp này gọi là thượng hạ tương tùy.

Cậu bé 10 tuổi múa Trần thức Thái Cực quyền khiến nhiều người bái phục
Top 10 kỹ thuật thực chiến của Thái cực quyền

Trong quyển Thái Cực Quyền Luận có nói: “Kỳ căn tại cước, phát ư thối, chủ tể tự yêu, hình ư thủ chỉ , do cước nhi thối nhi yêu tổng tu hoàn chỉnh nhất khí “; câu này muốn nói rằng khi luyện tập , chân như là rể của cây cối , có thể làm cho thân vững vàng, mà tính vững vàng này lại do đùi phát xuất , rót đến tận dưới gót chân ; còn eo là chủ tể của thân , vì nó là cái trục quay trung ương , kình lực phát ra do eo đi xuống dưới thì qua đùi mà đến bàn chân , đi lên trên thì qua vai và cánh tay mà rót đến ngón tay. Do đó trong bất cứ động tác nào , đều phải làm cho toàn thân là một khí hoàn chỉnh , mới là thượng hạ tương tùy.

shanghai-tai-chi_2531_600x450

Thượng hạ tương tùy có ý nghĩa gì ? Theo Thái Cực Quyền luận : “…Hướng tiền thối hậu, nãi nâng đắc cơ đắc thế , hữu bất đắc cơ đắc thế, thân tiện tán loạn …”.Ý muốn nói: Thượng hạ tương tùy giúp cho sự tiến thối được cơ được thế , thân pháp mới không tán loạn. Do đó có thể phân tích trên hai mặt:

1. Trên mặt vận động:

Mỗi động tác TCQ đều là hoạt động của toàn thân, đều là hoạt động toàn diện, cả trong lẫn ngoài, cả trên lẩn dưới, do đó chúng ta thấy ngay rằng thương hạ tương tùy trên phương diện sinh lý vận động cốt là làm cho thân thể vận động toàn diện.

2. Trên mặt Kỹ kích:(Sử dụng trong chiến đấu)

Có thượng hạ tương tùy mới chiếm được thế cơ, thân pháp hoàn chỉnh nhất khí nên tiến thoái mới thuận lợi, thôi thủ mới chiếm phần thắng. Nếu như thân pháp tán loạn, chân tay không thể hợp tác, khí như áo rách tả tơi , sẽ bị người ta chế ngự.

1012taichi1

     Ðể thực hiện được thượng hạ tương tùy , nên chú ý mấy điểm sau đây: 

1. Khi luyện tập TCQ , bất luận đối với động tác nào , đều phải làm cho tay chân nhất trí với nhau , không được chia ra trước hay sau . Thông thường là ta hay mắc phải lổi là chân tới trước rồi tay mới tới sau, tức là mại bộ thì nhanh còn thủ thế thì chậm ; thứ đến là các động tác khuất thối tọa yêu ( rùn chân buông eo ) cũng không di chuyển một lượt với thân . Sửa thế nào đây ? TCQ Luận có nói : ” Hữu bất đắc cơ đắc thế xứ , thân tiện tán loạn , kỹ bệnh tất ư yêu thối cầu chi “, tức là các bệnh (lổi) này đều do eo và chân gây ra cả, cho nên nếu muốn khắc phục thì nhắm ngay vào eo và chân . Phải thường chú ý luôn mới mong giử được thượng hạ tương tùy. Như ở động tác Ðảo niên hầu , lúc tay phải co rút thu về thì chân phải cũng lui về, lúc chân trái lui ra sau thì đồng thời tay trái cũng rút về sau , mới là thượng hạ tương tùy ; đồng thời lấy eo làm trục thì chuyển động mới linh hoạt .

2. Trong lúc tập thôi thủ, có thể phát triển thêm một bước cái ưu đìểm của thương hạ tương tùy , như lúc hai người đang hoạt bộ thôi thủ , thủ pháp và bộ pháp phải nhất trí, tiến thì tê, thối thì lý ; không được chậm trể mảy may; nếu trái lại ắt phải bị khống chế.

Quang Bình (Sưu tầm)
Nguồn: Maxreading