Kinh lạc (gồm 2 bộ phận chính là kinh mạch và lạc mạch) là con đường vận hành chủ yếu của khí, huyết, tân, dịch.
Lạnh gáy với cú đá điểm huyệt làm đối thủ bất tỉnh ngay lập tức
Kỳ bí tuyệt chiêu điểm huyệt giết địch của nữ du kích Việt Nam
Trong kinh mạch lại được chia ra làm chính kinh và kỳ kinh,chính kinh có 12 kinh, tả hữu đối xứng gọi là thủ túc âm tam dương kinh, tương thông trực tiếp với tạng phủ, thuộc ở tạng thì gọi là âm kinh, thuộc ở phủ thì gọi là dương kinh, mười hai kinh bao gồm: thủ thái âm phế kinh, thủ thái dương đại trường kinh, túc dương minh vị kinh, túc thái âm tỳ kinh, thủ thiếu âm tâm kinh, thủ thiếu âm tiểu trường kinh, túc thái dương bàng quang kinh, túc thiếu âm thận kinh, thủ quyết âm tâm bào kinh, thủ thiếu dương tam tiêu kinh, túc thiếu dương đảm kinh, túc thiếu âm can kinh. Trong đó thủ tam tiêu kinh từ ngực đến tay, giao với thủ tam dương kinh; thủ tam âm kinh từ tay đến đầu, giao với túc tam dương kinh, từ đầu đến chân giao với túc tam âm kinh; túc tam âm kinh giao từ chân đến ngực giao với thủ tam âm kinh; kinh lạc bên trong thì thông với tạng phủ, bên ngoài thì thông với tứ chi thất khiếu, kết cấu liên hợp tuần hoàn, thông âm dương dẫn khí huyết, dưỡng tạng phủ. kinh lạc hoạt động bình thường thì âm dương cân bằng, khí huyết thông sướng, thân thể khoẻ mạnh, ngược lại thì trăm bệnh sẽ phát sinh.
* Về kì kinh có tám mạch hợp xưng là”kỳ kinh bát mạch” gồm đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đới mạch,âm nghiêu mạch, dương nghiêu mạch, âm duy mạch, dương duy mạch.
Kì kinh bát mạch có tương quan trực tiếp tới tạng phủ.
* Khí huyết vận hành theo mỗi kinh lạc qua một hệ thống các điểm mẫn cảm mà thông tới các bộ phận. Điểm mẫn cảm ấy gọi là huyệt vị. Những huyệt này nếu bị tác động xẽ gây ra cản giác đau đớn, tê liệt, sung sướng…
Huyệt vị không rời kinh lạc, kinh lạc quyết định huyệt vị…
* Mối quan hệ giữa thời khắc với sự vận hành của khí huyết qua 12 kinh mạch như sau:
– Giờ tí (23h-1h)khí huyết vận hành ở kinh đảm.
– Giờ sửu (1h-3h) khí huyết vận hành ở kinh can.
– Giờ dần (3h-5h)khí huyết vận hành ở kinh phế.
– Giờ mão (5h-7h)khí huyết vận hành ở kinh đại trường.
– Giờ thìn (7h-9h)khí huyết vận hành ở kinh vị.
– Giờ tị (9h-11h)khí huyết vận hành ở kinh tỳ.
– Giờ ngọ (11h- 13h)khí huyết vận hành ở kinh tâm.
– Giờ mùi (13h-15h)khí huyết vận hành ở kinh tửu trường.
– Giờ thân (15h-17h)khí huyết vận hành ở kinh bàng quang.
– Giờ dậu (17h- 19h)khí huyết vận hành ở kinh thận.
– Giờ tuất (19h-21h)khí huyết vận hành ở kinh tâm bào.
– Giờ hợi (21h-23h)khí huyết vận hành ở kinh tam tiêu.