Bổ sung chất dinh dưỡng là điều không thể thiếu với cơ thể mỗi người, nhưng nó cũng thường dẫn đến những tác hại nếu chúng ta không nắm rõ vấn đề.
Bà Satinee Mokaves- giám đốc trung tâm sức khỏe Balanze by Hydrohealth của Thái Lan cho biết, có 5 quan niệm sai lầm thường thấy về việc bổ sung chất dinh dưỡng.
1. Chất dinh dưỡng luôn được cơ thể hấp thụ hoàn toàn ?
Không phải cứ đơn giản nạp thực phẩm vào là cơ thể sẽ hấp thụ được chất dinh dưỡng, bởi cơ thể khi bị nhiễm độc tố sẽ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng đầy đủ từ mọi nguồn thực phẩm khác nhau. Cụ thể ở đây là các loại độc tố kim loại nặng như chì, thủy ngân hoặc cadmium sẽ đặc biệt ngăn cản việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Quá trình bị nhiễm các độc tố kim loại đến từ việc hít phải khói bụi hàng ngày hoặc sử dụng những thực phẩm bị nhiễm bẩn… Cơ thể có thể tự loại bỏ độc tố qua các hình thức tiểu, đại tiện, ra mồ hôi, nhưng cách tốt nhất để loại bỏ độc tố kim loại, đó là uống thật nhiều nước.
2. Chất dinh dưỡng nạp càng nhiều càng tốt?
Cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, nhưng như thế nào là đủ nhiều? Nhiều người chỉ biết rằng càng nhiều canxi sẽ càng giúp xương trở nên tốt hơn nhưng lại không nghĩ đến những tác hại mà lượng canxi thừa mứa sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể họ.
Bà Satinee cho biết, chất dinh dưỡng quá nhiều sẽ trở nên có hại cho sức khỏe, ví dụ như quá nhiều canxi sẽ gây ra một sự phát triển quá mức ở các mô vú hoặc động mạch. Quá nhiều vitamin C hoặc chất kẽm có thể gây ra chứng buồn nôn, tiêu chảy hoặc co thắt dạ dày, trong khi nhiều selen sẽ dẫn đến chứng rụng tóc… Vì vậy, để bổ sung lượng chất dinh dưỡng thích hợp cần phải có sự tự vấn của bác sĩ
3. Chất dinh dưỡng từ thực phẩm luôn an toàn ?
Cơ thể mỗi con người luôn có những đặc điểm riêng biệt, đi kèm theo đó sự dị ứng với những loại thực phẩm khác nhau của mỗi người. Và khi sử dụng một loại thực phẩm nào đó, chúng ta không thể chỉ chú ý đến việc thực phẩm đó có những chất dinh dưỡng gì mà còn cần quan tâm đến bản thân có bị dị ứng nó hay không
Theo bà Satinee, sự dị ứng với thực phẩm không chỉ gây nên những phản ứng khó chịu thường thấy của cơ thế như nổi hạch, ngứa ngáy… mà còn khiến cơ thể không thể tiếp thu nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm đó. Vì vậy thật nguy hiểm nếu chỉ chăm chăm tìm kiếm thực phẩm để bổ sung chất dinh dưỡng thích hợp mà không để ý đến trạng thái cơ thể của mình.
4. Thực phẩm bổ sung có thể thay thế cho thức ăn ?
Thực phẩm bổ sung (hay còn gọi là thực phẩm chức năng) ngày càng được ưa chuộng bởi những người ăn kiêng hoặc chơi thể thao, nhưng nó vẫn chỉ nên được xem như một loại thuốc chứ không thể thay thế hoàn toàn cho thực phẩm.
Trong khi đó, bộ phận tiêu hóa của cơ thể vốn được thiết kế để tiêu hóa thức ăn chứ không phải là thuốc nên việc sử dụng thực phẩm chức năng thay thế cho thực phẩm thông thường sẽ dẫn đến những hậu quả cho bộ phận tiêu hóa.
5. Phải luôn tuân theo chế độ ăn uống tuyệt đối chặt chẽ ?
Nhiều người bị ám ảnh bởi các công thức ăn uống tuyệt đối khoa học với sự tính toán chi ly các lượng chất dinh dưỡng, vitamin… Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến tâm lý, và tâm lý cũng nắm vai trò quyết định sức khỏe của cơ thể. Đôi lần ăn uống thả dàn một cách chừng mực sẽ vấn giúp quá trình hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng của cơ thể diễn ra bình thường.
Khám phá võ thuật