Kata và Bunkai là hai khái niệm quen thuộc trong Karatedo. Thế nhưng, nếu bạn là người “ngoại đạo”, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hai vấn đề này – những bí quyết được coi là linh hồn của Không Thủ Đạo
Karate – 13 điều cần chú ý trong Kata
Xem Quân đội Nga tập luyện Karatedo
Bài quyền – Kata là một hình thức mở rộng của sự phối hợp nhiều kỹ thuật khác nhau, bài quyền có thể được mô tả như cách hình thành nên từ ngữ và câu từ, trong đó những chữ cái là những kỹ thuật căn bản của Karate.
Bài quyền là một hình thức bài tập sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau của Karate. Về cơ bản, bài quyền bao gồm các kỹ thuật sắp xếp theo trình tự quy định sẵn.
Quyền pháp là tổ hợp toàn bộ các cách thức và phương pháp được thể hiện trong bài quyền. Trong Karate, mỗi bài quyền đều là hệ thống các kỹ thuật, động tác (tấn pháp, thân pháp, thủ pháp, cước pháp và nhãn pháp) được sắp xếp, bố trí một cách khoa học dựa trên nền tảng tư tưởng truyền thống và những kinh nghiệm chiến đấu tiếp thu được từ thực tiễn. Các kỹ thuật căn bản trong mỗi bài quyền được biến hóa thành nhiều chiêu thức khác nhau giúp người tập có thể dễ dàng củng cố, hoàn thiện và ứng dụng các động tác kỹ thuật vào thực tiễn (tấn công, phản công, phòng thủ…). Đây chính là sự đúc kết tinh hoa của môn võ Karate dựa trên những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của hàng ngàn võ sư qua nhiều thế hệ. ( Hiểu một cách nôm na thì quyền hay còn gọi là kata có nghĩa là hệ thống các kỹ thuật được sắp xếp 1 cách có hệ thống, khoa học để đánh lại các đối thủ tưởng tượng )
Bunkai – hay “phân thế”, là phương pháp ứng dụng các kỹ thuật chiến đấu từ các bài kata. Bunkai thường được do hai đấu thủ hoặc một nhóm đấu thủ trình diễn. Một bên đóng vai đối phương vào tấn công bằng một hoặc nhiều đòn định sẵn. Bên còn lại có thể thủ thế, tấn công hoặc các đòn thế khác dựa trên một đoạn các động tác của bài kata.
Bunkai giúp hiểu được ý nghĩa của các đòn thế, kỹ thuật và động tác trong bài kata – qua đó sẽ luyện tập và ứng dụng kata tốt hơn.
Một bài kata có thể được chia thành nhiều phần ứng dụng bunkai khác nhau. Mỗi một đoạn của bài kata cũng có thể được phân thế theo nhiều cách tùy thuộc vào cách hiểu và ứng dụng của mỗi người tập. ( Nói đơn giản thì bunkai hay còn gọi là phân thế nghĩa là giải thích ý nghĩa của bài quyền,giải thích mục đích các đòn đánh trong bài quyền được thể hiển bởi 2 hay nhiều người )
Ngày nay, tại các giải thi đấu Karate-do, các vận động viên sẽ trình diễn bunkai trong nội dung kata đồng đội và chỉ trình diễn trong trận chung kết. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xác định trình độ của người luyện tập, mức độ ăn ý, nhuần nhuyễn, thấu hiểu các động tác và thấm nhuần trong từng bước di chuyển.
Video: Một bài đồng đội Kata – Bunkai đáng tham khảo
[jwplayer player=”1″ mediaid=”68526″]
Nguồn: Câu lạc bộ Võ thuật Việt Nhật