Tiếng Nhật, Dojo (đạo đường) nay được dùng với ý nghĩa “võ đường”. Từ “Dojo” xuất xứ ở tiếng Sankrit “bodhimandala” nghĩa là “nơi giác ngộ”. Vì thế, Dojo hoàn toàn khác hẳn một phòng tập võ, tập thể dục hay một câu lạc bộ sức khoẻ.
Những kinh nghiệm về văn hóa góp ý trong võ đường
Cà Phê Võ Thuật (Kỳ 23) – “Room 3 only”
Từ “Dojo” xuất xứ ở tiếng Sankrit “bodhimandala” nghĩa là “nơi giác ngộ”. Vì thế, dojo hoàn toàn khác hẳn một phòng tập võ, tập thể dục hay một câu lạc bộ sức khoẻ. Chẳng hạn, trong một câu lạc bộ sức khoẻ, sau khi hội viên đóng phí thì nghĩ rằng việc giữ nơi tập cho sạch sẽ là công việc của người khác vì mình đã đóng tiền để thuê họ làm việc này. Trong dojo, không phải như thế.
Võ sinh trong một Dojo hiện đại cũng phải đóng phí. Tuy nhiên, Dojo trở thành một nơi đặc biệt với sự kính trọng, một nơi và các võ sinh xem nhau như một tập thể, hoặc cộng đồng. Nếu mọi người nghĩ rằng đây là nơi học và hoàn thiện cái tôi thì làm sao để người khác lau chùi Dojo của chúng ta được? Đây là nơi của chúng ta. Chúng ta đã cùng cam kết và cùng nhau tập luyện. Cùng cam kết nghĩa là cùng chung trách nhiệm, kể cả trách nhiệm giữ cho võ đường luôn sạch sẽ. Sau mỗi buổi học, võ sinh không phân biệt cấp bậc, dùng giẻ lau chùi sàn nhà. Truyền thống lâu đời này có từ xa xưa và được duy trì trong tất cả Dojo truyền thống không chỉ ở Nhật Bản mà ở khắp nơi trên thế giới. Hành động này, vừa mang tính chức năng vừa là sự tượng trưng trong việc làm cho bản ngã của chúng ta nhỏ hơn. Cho dù ngoài đời võ sinh có làm nghề gì đi nữa – bác sĩ, luật sư, thương nhân – thì cũng phải lau chùi Dojo cùng với bạn học chung lớp.
Bên cạnh đó, Dojo là nơi nuôi dưỡng ý thức cộng đồng và ý thức ở nơi chúng ta thuộc về nó, vì ý thức này làm cho các môn võ thuật khác hẳn với bầu không khí xa lạ, tách biệt thường gặp ở các nơi tập thể dục khác (như thể hình, thể dục thẩm mỹ). Trong Dojo karate, có một nghi thức xã giao rất chặt chẽ, chính thức hóa, bao gồm cách chào, cách bước vào và rời khỏi Dojo, cách sửa lại đồng phục lúc ở trên sàn tập, và cách thắt đai. Những tính hình thức nhỏ nhặt này được mọi võ sinh chú ý đến từng chi tiết, chứ không phải chỉ có người mới học. Nghi thức xã giao không phải là vấn đề cấp bậc.
Tạin hiều Dojo, vào các buổi sáng chủ nhật hàng tuần, tất cả các võ sinh đều ở lại sau giờ tập để quét dọn và lau chùi thảm tập, kính, cửa kính… của võ đường. Các võ sinh cũng như HLV đều được giáo huấn và hiểu rằng không đi giày lên thảm, ra vào võ đường phải cúi chào, bởi đó là bước đầu tiên trên con đường học đạo.
Cổ ngữ Việt Nam cũng có nói “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ phép trên cơ sở kính trọng; kính trọng bản thân, kính trọng người khác và Dojo, hay võ đường. Sự thể hiện kính trọng và lễ phép cơ bản trong văn hoá Nhật Bản là động tác cúi chào cũng như giữ gìn nơi mà ta hàng ngày rèn luyện. Ban huấn luyện tin rằng, ngày qua ngày, tinh thần đó, văn hóa đó sẽ được thấm nhuần và truyền tải qua nhiều thế hệ võ sinh.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”70190″]
Khám phá võ thuật