Lời khuyên sau đây có vẻ hơi…nhảm, vì xương khớp vốn dĩ luôn là một trọng những mối ưu tiên chăm sóc, bảo vệ hàng đầu trong mọi hoạt động sống, mọi môn thể thao và võ thuật. Phải tập luyện toàn thân!
Thế nhưng, dựa trên các chuyển động đặc trưng của võ thuật, chúng ta có thể kết luận các nhóm xương đặc biệt quan trọng mà chúng ta nên ưu tiên tập luyện nhiều hơn nếu như đang theo đuổi một bộ môn võ thuật nào đó, nếu như chúng ta không có đủ thời gian để tập luyện tất cả.
Lời khuyên – Tập võ nhưng ít uống nước, chuyện gì sẽ xảy ra?
Lời khuyên – 5 lý do để có một người bạn đam mê võ thuật
1: Xương sống
Nếu như bộ xương giống như cái khung định hình cơ thể thì xương sống là trung tâm của bộ khung đó.
Không chỉ mang chức năng cố định và định hình cơ thể, cột sống còn chịu trách nhiệm dẫn truyền thần kinh. Các tổn thương lên cột sống đáng sợ hơn bất cứ loại chấn thương xương khác.
Với cấu tạo từ nhiều đốt xương, xương sống vừa cử động linh hoạt, vừa tương đối mong manh trước các cử động nặng của võ thuật, thể thao. Hầu hết các động tác võ thuật đều phần nào tồn tại sự chuyển động của xương sống trong đó (cúi, ngả người, xoay vai, hông…).
Nếu như xương sống không đủ dẻo dai, hãy tập luyện để các cơ xung quanh (lườn, lưng, bụng) đủ dẻo dai để gánh bớt áp lực, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tập luyện đúng các kỹ thuật tùy thuộc theo mỗi bộ môn, bởi lẽ nguyên nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất dẫn đến chấn thương cột sống, đó là sai kỹ thuật.
Và, tuyệt đối đừng bao giờ quên điều này: Luôn luôn khởi động kỹ xương sống trước khi tập luyện. Nếu như ngồi nghỉ quá lâu giữa buổi tập, đừng tiếc 5′ khởi động lại. Bất cứ tai nạn nhỏ nào liên quan đến xương sống cũng đủ có nguy cơ tiễn bạn lên xe lăn hay xui xẻo hơn là chết dính trên giường bệnh.
Một số bài tập luyện xương sống dẻo dai và chắc khỏe
[jwplayer player=”1″ mediaid=”91082″]
2: Cổ tay
Sự thực thì hai cổ tay của mỗi con người giống như một đứa trẻ ốm yếu bị đè lên đầu hàng đống việc nặng nhọc. Được tạo thành từ 8 xương có hình dáng không đồng đều, cộng thêm một cấu trúc phức tạp của gân, cơ, mạch máu…., có thể nói khớp cổ tay bẩm sinh của con người chỉ “vừa đủ dùng” cho các sinh hoạt và lao động bình thường.
Các hoạt động võ thuật đòi hỏi cổ tay phải chịu những áp lực lớn hơn, đơn giản nhất là mỗi cú đấm của bạn tung ra đều hứng chịu một phản lực dội lại (nguyên tắc vật lý) và nếu như các xương bàn tay thẳng, cứng có thể chịu được thì cổ tay lại không thể – hoặc cố gắng chịu đựng và để lại những di chứng bệnh lý về sau.
Đừng bao giờ quên điều này: bạn có thể ngừng tập võ bất cứ lúc nào, nhưng chiếc cổ tay của bạn sẽ còn cầm chén cơm (đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) cho bạn cả đời. Hãy bảo vệ và rèn luyện nó đúng cách.
Y.N